- Chiều 2/4, HĐXX TAND Thành phố Hải Phòng tiếp tục phiên xét xử đối với các bị cáo trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Tiên Lãng.

 

Các tin liên quan

Chùm ảnh: Toàn cảnh vụ xử Đoàn Văn Vươn

Xử Đoàn Văn Vươn: Xét hỏi về 'kịch bản chống đối'

Xét xử vụ Đoàn Văn Vươn

Ngày mai xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Như VietNamNet đã đưa, trong buổi sáng, bị cáo Đoàn Văn Vươn đã khai cả gia đình đã bàn bạc: nếu như chính quyền kiên quyết cưỡng chế sẽ quyết tâm chuyển từ vụ án hành chính sang vụ án hình sự.

Đoàn Văn Vươn cho biết, bị cáo nhận thức được hành vi chống người thi hành công vụ là trái pháp luật, có nguy hiểm đến tính mạng của lực lượng cưỡng chế và người thân trong gia đình mình. 

Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến hành vi này vì bị cáo cho rằng QĐ thu hồi, cưỡng chế đầm bãi của mình là không đúng.

Đoàn Văn Vươn cho biết đã có sự cảnh báo đối với chính quyền địa phương và lực lượng cưỡng chế, vì cho rằng QĐ cưỡng chế là xâm hại, phá hoại đến tài sản của gia đình mình; việc sử dụng các phương tiện gây án nhằm mục đích đe dọa lực lượng cưỡng chế…

Buổi chiều, HĐXX tiếp tục phần xét hỏi đối với bị cáo Đoàn Văn Sịnh (SN 1957) – người trực tiếp liên quan trong vụ án “Giết người”.

Trong vụ án, bị cáo Đoàn Văn Sịnh là người làm hàng rào chắn trên con đường dẫn vào khu đầm bãi của Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn; tiến hành rải rơm trên đường… để thực hiện phương án tưới xăng đốt rơm, đốt bình ga kích nổ mìn tự chế tại khu vực hàng rào tre cạnh ngôi nhà hai tầng của Đoàn Văn Quý.

{keywords}
Bị cáo Đoàn Văn Quý

Bị cáo Đoàn Văn Sịnh cũng là người được tham gia bàn bạc cùng với anh em Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý về kế hoạch sử dụng chất nổ để chống lại lực lượng cưỡng chế.

Bị cáo thừa nhận có nhận thức được việc làm này sẽ gây hậu quả không tốt đến sức khỏe, tính mạng của người khác.

Tại phiên tòa, HĐXX đã đưa ra các vật chứng được cơ quan điều tra thu giữ, gồm: 01 bình ắc quy, 01 làn nhựa, 04 vỏ đạn, 02 viên đạn có gắn nền màu đỏ; 03 túi nilon để trên bàn nhựa tầng 2 nhà hai tầng; 01 ống nhòm; 01 ống nhòm; 01 đoạn dây điện trong gian ở nhà một tầng mái tôn; 01 đoạn dây điện từ hố trên đường bờ đầm; hai bình ga…

Trong phần xét hỏi Nguyễn Thị Thương (vợ của Đoàn Văn Vươn), bị cáo Thương cho biết, việc gia đình mình làm hàng rào nhằm mục đích che chắn người qua lại trộm cắp vặt….

Bị cáo này cũng không biết việc chồng mình cùng các em có kế hoạch chống người thi hành công vụ.

Phần xét hỏi Phạm Thị Báu, bị cáo này cho biết, ngay sau khi TAND huyện Tiên Lãng đưa ra bản án về việc khiếu nại QĐ thu hồi đất của Đoàn Văn Vươn, gia đình đã có đơn khiếu nại tiếp tục gửi lên UBND TP Hải Phòng; TAND TP Hải Phòng.

Bị cáo Báu khai tại tòa: việc rải rơm trên đường vào nhà là việc bình thường, vì mùa vụ nào gia đình cũng phơi rơm rạ trên đường đi để tích trữ; việc làm hàng rào cũng để ngăn chặn người lạ qua lại. Còn việc bị cáo mua ba mũ len về là mục đích mua cho chồng con vì thời tiết lạnh.

Trong khi đó, được hỏi, bị cáo Đoàn Văn Quý (em trai bị cáo Vươn) khai, không biết việc bàn bạc phương án chống người thi hành công vụ. Việc mua súng về chỉ nhằm mục đích bảo vệ, trông coi đầm…

{keywords}
Các bị cáo tại phiên tòa
 

Bị cáo này cũng khai, hành vi chôn bình ga, đấu dây điện ắc quy dẫn ra kíp nổ, chôn mìn tự chế tại khu vực hàng rào tre… nhằm mục đích đợi lực lượng đến gần thì sẽ cho nổ để dọa, chứ không nhằm mục đích chống đối.

Bị cáo Quý khai chôn hai bình ga, một bình mới còn đầy ga ở lối đi phụ; một bình ga cũ còn nửa bình tại mép đầm của mình; tự nhồi 4 viên đạn, tự tay bắn hai viên đạn…

Đoàn Văn Quý cũng thừa nhận hành vi sử dụng thuốc nổ, cho nổ bình ga… là hành động nguy hiểm cho tính mạng người khác, nhưng vì bức xúc trước việc đầm bãi bị thu hồi trái pháp luật nên đã phản ứng theo cách trên.

Đến 16h30, HĐXX dừng việc xét hỏi và khép lại ngày đầu tiên xét xử.

Trong Cáo trạng số 10, VKSND Thành phố Hải Phòng cho biết: thực hiện việc chống đối, các bị can Sịnh, Quý, Thoại, Thái, Báu, Thương và một số người trong gia đình đã cùng nhau làm 05 hàng rào ngăn cản trên các đường vào khu đâm (ba hàng rào trước nhà Quý, hai hàng rào vào nhà Vươn), trải rơm trên đường đi, Quý chỉ đạo Báu đi mua hai lít xăng về để đổ vào rơm đốt, mua ba mũ len trùm đầu cho Quý, Thoại, Thái.

Trước đó, tại nhà trông đầm của Đoàn Văn Vươn chỉ có 01 khẩu súng bắn đạn hoa cải do Vươn mua từ trước nên cần thêm một khẩu súng bắn đạn hoa cải nữa để bắn vào lực lượng cưỡng chế.

Do Đoàn Văn Vệ biết được việc Vươn, Quý, Sịnh chuẩn bị mìn, súng để chống lại lực lượng cưỡng chế và chủ động xin giúp nên Đoàn Văn Vươn đã đưa cho Quý 05 triệu đồng; Sịnh đưa cho Quý 4,3 triệu đồng, Quý bỏ ra 1,2 triệu đồng đưa cho Đoàn Văn Vệ mua súng.

Vệ nhận 10,5 triệu đồng cùng với một vỏ tút đạn làm mẫu, sau đó đưa cho Phạm Huy Chinh (SN 1978, ở Bắc Hưng, Tiên Lãng) 7 triệu đồng nhờ mua một khẩu súng bắn đạn hoa cải, đến hẹn Chinh vẫn chưa giao được sung cho Vệ nên Quý bảo Vệ trả lại tiền.

Vệ đã đưa lại cho Quý sáu triệu đồng (trong đó có 3 triệu là tiền túi của Vệ). Quý nhận tiền đưa lại cho Vươn 5 triệu, Vươn cầm tiền cùng Thoại đi mua súng của một người có tên Quý tại đường Quang Trung, Hồng Bàng, Hải Phòng.

Tại đây, Vươn đã mua được 1 khẩu súng bắn đạn hoa cải, thuốc súng và các vật liệu chế tạo đạn hoa cải. Sau khi mua xong Vươn mang về cho Quý. Vươn đi mua 100m dây điện đưa cho Quý kèm theo 4 kíp nổ điện để hướng dẫn Quý đấu nối dây điện từ bình ắc quy ở trong nhà đến hai quả mìn tự tạo được chôn trên hai lối vào nhà để kích nổ bình ga. Trên mỗi bình ga Quý để lên hai nửa bao đá với mục đích khi nổ bình ga, đá sẽ văng vào những người tham gia cưỡng chế.

 
Kiên Trung

Các tin liên quan
Xét xử vụ Đoàn Văn Vươn

Ngày mai xét xử ông Đoàn Văn Vươn