- Nhớ lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 26 năm qua, ông đã cứu giúp không biết bao nhiêu lượt người bệnh đến với phòng khám, và “lệ phí” cho những lần chữa bệnh chỉ là chai rượu gạo, mời ông bữa cơm hay chỉ là những lời cảm ơn chân thành.
Vinh dự lớn trong đời
Đến thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam hỏi lương y
Đoàn Tất Thắng (SN 1927) ai cũng biết, người dân còn tận tình dẫn đến
nhà để được chữa bệnh miễn phí.
Năm 1948, khi vừa tròn 21 tuổi ông đã lên đường bảo vệ tổ quốc, trong
suốt hơn 36 năm trong quân đội, ông đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
Mỹ và đi lính tình nguyện ở Campuchia.
Lương y Đoàn Tất Thắng đang bấm huyệt cho bệnh nhân. |
Là chiến sỹ tiêu biểu, ông đã vinh dự được chọn đi cùng 15 chiến sỹ thi đua
xuất sắc của trung đoàn 94, sư đoàn 307, quân khu V ra Hà Nội để gặp Bác Hồ và
được trò chuyện trực tiếp và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng hỏi từ chuyện quê hương, vợ con ở nhà, rồi nguyện vọng của
các anh em trong đơn vị. Ông nhớ mãi cái bắt tay, cái vỗ vai thân tình
mà Đại tướng dành cho mình, đó là niềm động viên tinh thần rất lớn
giúp ông vững tâm hơn trong những năm chiến tranh.
Từng chinh chiến trên khắp các chiến trường từ Bắc vào Nam, năm 1984 ông về hưu với
quân hàm thiếu tá, mất 41% sức lao động. Mọi người khuyên ông nên nghỉ ngơi an
dưỡng tuổi già.
Nhưng với đức tính của anh bộ đội Cụ Hồ và trên hết là lời dặn dò của Đại Tướng:
“Sau này đất nước hòa bình, người chiến sỹ vẫn luôn là đầy tớ trung thành của
nhân dân. Phải biết chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, như vậy mới xứng đáng là
một chiến sỹ cách mạng”.
26 năm chữa bệnh cứu người
Lời dặn đó làm ông day dứt mãi, thấy người dân quê mình làm nông cực khổ
nên thường hay bị trặc trẹo, nhức mỏi cơ khớp, chạy chữa tốn kém nhiều mà có khi
còn không khỏi.
Vốn là con nhà võ, lại “học lỏm” được các thao tác bấm nguyệt, xoa bóp giải mỏi
của các bác sỹ quân y trong chiến tranh. Được sự ủng hộ của dân làng, phòng khám
“tại gia” của ông đã ra đời.
Lời dặn của Đại tướng đã làm ông day dứt và ông đã chữa bệnh miễn phí cứu người 26 năm. |
Lúc ở trong quân ngũ, ông đã xoa bóp, bấm huyệt cho các đồng đội để
giảm mệt mỏi sau những chuyến hành quân dài. Khi về hưu, ông lại tiếp
tục chữa bệnh cho người dân bằng các cách thức như: Bấm huyệt, xoa
bóp, lễ, bốc thuốc nam mà không hề đỏi hỏi công cán.
Tiếng lành đồn xa, hiện nay ngày nào trong phòng khám “tại gia” của
ông cũng thu hút hàng chục lượt người đến khám chữa bệnh.
Trung bình mỗi năm có đến hàng trăm bệnh nhân tìm đến ông để được chữa bệnh miễn
phí. Đối với những bệnh nhân ở gần thỉnh thoảng ông còn đến thăm và chữa trị
một cách tận tình, còn những người bệnh ở xa tới, ông mời ở lại ăn uốn và nghỉ
ngơi như người thân trong nhà.
Mỗi bệnh nhân đến là ông lại ghi vào sổ đầy đủ tên, bệnh tình và ngày chữa bệnh
tiện theo dõi. Cho đến bây giờ ông đã ghi được đầy 5 cuốn sổ dày cộm như thế.
“Tôi thấy mình may mắn hơn các đồng đội vì được trở về với gia đình
sau hai cuộc chiến tranh ác liệt. Mặc dù sức khỏe có hạn nhưng tôi
vẫn muốn làm điều gì đó cho quê hương, đất nước” - ông cười nói.
Ông Võ Hoài Ngọc, ở xã Mỹ Tân An hay được ông chữa bệnh tâm sự với chúng
tôi: “Bà con ở đây làm nông, công việc nặng nhọc nên hay bị đau cơ, trặc
xương, đi khám bác sỹ hết nhiều tiền nhưng không khỏi.
Được ông Thắng bấm huyệt miễn phí bà con ai cũng phấn khởi, đỡ tiền
mà bệnh cũng thuyên giảm nhiều, ai khỏi bênh thì thì mời ổng bữa cơm hay
ly rượu gạo cho có cái tình chứ tiền bạc ổng không lấy mô”.
Ngoài việc chữa bệnh giúp dân nghèo, ông cũng dành thời gian cho việc viết sử,
khoe 4 cuốn sử mình đã viết, ông nói: “Đây là tâm huyết của cả đời ông, trong
này đã dành rất nhiều trang kể về cuộc đời và những chiến công của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp và chủ tịch Hồ Chí Minh, mấy đứa trẻ ở gần nhà hay qua
đây mượn sử của tôi về học thi lắm”.
Năm nay đã 84 tuổi, con cái mong ông nghỉ ngơi để an dưỡng tuổi già nhưng ông
nhất quyết không chịu. Ông bảo ngày nào còn sức, đầu óc còn minh mẫn thì vẫn bấm huyệt chữa bệnh cho người dân.
Hải Sâm – Hà Nam