- Từ nhu cầu việc làm đến chế độ lương bổng, hằng năm không ít ngư dân các huyện ven biển của Thanh Hóa sang làm thuê “chui” cho tàu cá Trung Quốc, dẫn đến các ngành chức năng khó quản lý về nhân sự.

{keywords}

Lao động trên các tàu cá Việt Nam đồng lương không xứng với công sức lao động bỏ ra.

Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các huyện, thị xã ven biển kiểm soát tình hình ngư dân trong tỉnh làm thuê trên các tàu cá Trung Quốc.

Theo con số báo cáo, hiện nay trên địa bàn các huyện, thị xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn 276 người làm thuê trái phép trên tàu cá Trung Quốc.

Trong đó, Thị xã Sầm Sơn có 115 người; huyện Hậu Lộc 140 người; Nga Sơn 16 người; Tĩnh Gia 4 người...

Nguyên nhân dẫn đến việc lao động làm thuê cho tàu cá Trung Quốc là do nhận thức về pháp luật của một số người lao động còn hạn chế. Đời sống kinh tế còn khó khăn, thu nhập không ổn định.

Trong khi tàu cá Thanh Hóa trả lương chỉ khoảng 1,5 - 3,5 triệu đồng/người/tháng thì tàu cá Trung Quốc trả từ 7 đến 12 triệu đồng/người/tháng.

Mức lương này ổn định, không tùy thuộc sản lượng đánh bắt, đã tác động trực tiếp đến tâm lý của người lao động nên hoạt động xuất nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê trên các tàu cá chưa giảm.

{keywords}
Lao động trên tàu cá
 

Bên cạnh đó, công tác quản lý tạm trú, tạm vắng của chính quyền địa phương chưa chặt chẽ. Một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết và nhu cầu tìm kiếm việc làm của nhân dân đã tổ chức lôi kéo đưa người sang Trung Quốc lao động trái phép.

Anh Đồng Văn Mận (thôn Thành Lập, xã Ngư Lộc, Hậu Lộc), người đi làm thuê “chui” bên Trung Quốc đã trở về cho biết, sở dĩ người dân chọn cách này cũng có cái lý.

Theo anh Mận, hầu hết ngư dân ven biển đều nghèo khó. Không có đất sản xuất, để nuôi sống được gia đình họ phải trông chờ vào tài nguyên biển.

“Là người làm thuê trên biển của tàu cá Việt Nam rủi ro cao, đồng lương lại thấp tẹt nên không ít ngư dân đã tìm cho mình một lối thoát “làm thuê chui bên Trung Quốc”, anh Mận cho biết.

Mới đây, Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã có công văn báo cáo Tổng cục Thuỷ sản khẳng định việc người lao động sang Trung Quốc làm việc “chui” là hành vi bất hợp pháp, vi phạm các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong công văn cũng nêu rõ: Để ngăn chặn tình trạng này là vô cùng khó khăn.

Sở NN-PTNT đã có văn bản gửi 6 huyện, thị ven biển yêu cầu ngăn chặn việc tham gia lao động đánh bắt hải sản trái phép của ngư dân tỉnh Thanh Hóa cho các chủ tàu cá Trung Quốc.

{keywords}
Anh Mận trao đổi với phóng viên

Chủ động tuyên truyền để người dân hiểu về điều kiện cần thiết khi tham gia xuất khẩu lao động. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân môi giới, khuyến khích ngư dân đi làm việc thuê trên các tàu cá Trung Quốc.

Mặt khác, các doanh nghiệp, chủ tàu khai thác hải sản trong nước cũng cần xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trên biển theo định mức hiện hành của Nhà nước để trả công lao động tương xứng với kết quả của người lao động đặc thù trên biển.

Lê Anh