- Sau một tuần xảy ra sự cố Nhà máy thủy điện An Khê, bị lũ ống chôn vùi, ngày 23/11, Ban Quản lý dự án thủy điện 7 - Chủ đầu tư nhà máy đã huy động nhân công, vật lực khắc phục sự cố.

Theo ông Nguyễn Văn Cương - Trưởng phòng Tổ chức Công ty Cổ phần thủy điện An Khê – KaNak (đóng tại địa bàn xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định), khoảng 6h45 sáng 15/11, mưa như trút nước ở khu vực phía sau nhà máy và phía sau lưng đèo An Khê.

Lũ ào ạt tuôn xuống như thác đổ. Khoảng 15h cùng ngày thì đê phòng lũ 1A (đê trên cùng) bị vỡ, nước lớn vượt qua toàn bộ các hệ thống phòng thủ phía dưới đê 1A.

{keywords}

Lúc này toàn bộ nước lũ đổ trực tiếp vào thượng lưu nhà máy. Đến 19h35, nước phía dưới thượng lưu chảy với tốc độ rất lớn, làm sập cửa vào nhà máy phía thượng lưu.

Nước chảy mạnh cuốn theo đất đá và cát vào trong nhà máy. Trước đó, bờ đất ngăn cách giữa suối Đá và kênh xả nước Nhà máy An Khê bị vỡ tung trong lũ khiến hệ thống tiêu năng được đúc bằng bê tông rất kiên cố cũng bị lũ dữ tràn qua và làm vỡ trên chiều dài khoảng 40m.

“Hiện chưa thể tính được thiệt hại bao nhiêu. Chúng tôi đang tập trung khắc phục… Chúng tôi chỉ có thể cung cấp bao nhiêu thông tin đó thôi, mong phóng viên thông cảm (!)”, ông Cương cho biết thêm.

Có mặt tại hiện trường, PV VietNamNet đã ghi nhận được hàng ngàn khối đất cát vùi lấp sâu đến 4-5m nhiều bộ phận như nhà kho, máy móc, hệ thống kênh thoát nước... khiến nhà máy phải ngừng hoạt động.

Trầm trọng hơn, tại khu vực bên ngoài như tại Suối Cát, kênh dẫn xả nước từ Nhà máy thủy điện An Khê ra sông Kôn cũng bị cát lấp dày, nhiều đoạn bị xé toạc, sạt lở nặng.

Cầu Soi Lốt trên đường dẫn vào nhà máy bị lở một mố cầu, cầu tràn suối Cát bị vỡ tường dẫn và bị nước cuốn trôi một nhịp.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}


Hương Giang