- Có mặt tại cầu Thanh Trì sáng 4/12, GS Quýnh nói rằng, mọi vật đều có phổ phản xạ nên việc xác định được vị trí của thi thể không khác gì “mò kim đáy bể”.

Trước đó, chiều 2/12, nhận lời mời của cơ quan công an, một số nhà khoa học đã chính thức tham gia giúp đỡ việc tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền.

Sau khi có mặt tại địa điểm cầu Thanh Trì, nơi đối tượng Tường khai nhận ném xác nạn nhân xuống sông vào đêm ngày 19/10, các nhà khoa học đã trực tiếp xuống ca nô cùng lực lượng công an tiến hành xác định được 5 vị trí.

{keywords}

GS Phan Văn Quýnh – nguyên giảng viên cao cấp Khoa địa chất dầu khí (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội).

 

GS Vũ Văn Bằng - Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật VN khẳng định có thi thể dưới cầu Thanh Trì vì 'có tín hiệu báo về máy chính xác 100%'.

"Hiện, vẫn chưa có một khu vực chuẩn mực nào để xác định rằng thi thể đang nằm tại đó nhưng chúng tôi đã xác định được điểm lan can cầu mà bác sĩ Tường đã kéo lê thi thể rồi ném xuống sông. Việc thi thể bị ném xuống sông là có thật và với phương pháp này đoàn tìm kiếm tin rằng sẽ tìm thấy thi thể trong những ngày tới" - GS Bằng cho hay.

Ngoài người nhà nạn nhân, trong sáng 4/12, tại khu vực bãi sông hồng có sự xuất hiện của GS Phan Văn Quýnh – nguyên giảng viên cao cấp Khoa địa chất dầu khí (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội).

{keywords}
GS Quýnh: "Trong trường hợp tìm kiếm này, kể cả có dùng máy rada phát tần sóng cực mạnh cũng chỉ phát hiện những vật phát ra phổ phản xạ chứ không thể dùng máy này mà tìm thấy được thi thể người chết”

 

Ông Quýnh có một thời gian dài nghiên cứu về sóng điện từ và sóng địa chấn.

“Hôm qua, tôi có đọc tin tức biết rằng các nhà khoa học định tìm kiếm thi thể bằng phương pháp xét nghiệm mẫu nước và máy địa bức xạ từ thứ cấp. Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn vô ích” - GS Quýnh nói.

Theo diễn giải của GS Quýnh, việc xét nghiệm mẫu nước không có hiệu quả gì vì cả khu vực sông rộng lớn như vậy, nước trôi chảy liên tục, không thể dùng một mẫu nước để biết rằng ở đó có thi thể hoặc từng có thi thể.

Đó là chưa kể đến việc không thể xác định được đó có phải thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền hay không.

Về chiếc máy địa bức xạ từ thứ cấp của GS Vũ Văn Bằng, GS Quýnh cho rằng không thể tìm được thi thể vì việc xác định bằng sóng điện từ thì xương người hay xương động vật đều phát ra tín hiệu giống hệt nhau.

"Trong trường hợp tìm kiếm này, kể cả có dùng máy rada phát tần sóng cực mạnh cũng chỉ phát hiện những vật phát ra phổ phản xạ chứ không thể dùng máy này mà tìm thấy được thi thể người chết”, GS Quýnh phân tích.

Cũng theo GS Quýnh, mọi vật đều có phổ phản xạ nên việc xác định được vị trí của thi thể không khác gì “mò kim đáy bể”.

Và vì thế, GS này nhận định, việc đưa phương pháp mới của các nhà khoa học vào tìm kiếm cũng sẽ không thể đem lại hiệu quả như mong muốn.

Theo ghi nhận, trong sáng nay, người nhà nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã có mặt từ rất sớm tại khu vực cầu Thanh Trì (Hà Nội) để chuẩn bị lập đàn cúng, sau đó thuê tàu hút bùn, cùng các nhà khoa học, thợ lặn tiến hành tìm kiếm xác.

{keywords}

Ông Phạm Đức Quang

 

Ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng nạn nhân) cho biết: “Giờ giấc lập đàn cúng do nhà ngoại cảm chỉ định, đến giờ họ sẽ tự đến, gia đình chúng tôi chỉ cần thuê tàu hút bùn. Nếu suôn sẻ thì khoảng 14h chiều nay sẽ đưa tàu tới”.

Ông Quang cũng cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại, gia đình vẫn nghi ngờ việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) ném xác chị Huyền xuống sông Hồng để phi tang, vì trong suốt thời gian tìm kiếm vừa qua không hề có bất kì một dấu vết nào.

"Gia đình đang chuẩn bị cho 49 ngày của cháu Huyền, nhưng công việc tìm kiếm cháu trên sông Hồng vẫn không thể lơ là được, vì có nhiều khả năng xác cháu có thể nổi lên ở đâu đó. Một khi nổi lên mà không được phát hiện thì xác sẽ phân hủy rất nhanh" - ông Quang chia sẻ thêm.

Nhị Tiến