- Hôm nay (21/5), phiên xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục diễn ra tại TAND TP Hà Nội. Bị cáo Kiên cho rằng: "Tất cả nhân viên ACB đều nhận ra giọng nói của tôi vì tôi đã có 20 năm làm việc tại đây. Nhân viên ACB phải có trách nhiệm ghi nhận từng giọng nói của từng giao dịch và báo cáo".
Hình ảnh nóng tại phiên xử bầu Kiên Ngày 21/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục đưa Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và các đồng phạm ra xét xử. Những hình ảnh mới nhất về phiên xử bầu Kiên.
|
Click vào ảnh để xem đồ họa toàn cảnh |
...
16h20: Tòa tạm nghỉ phiên xét xử hôm nay. Sáng mai, tòa tiếp tục làm việc.
16h00:
Xoay quanh việc đặt lệnh giao dịch mua bán vàng bằng điện thoại, bị cáo Kiên cho rằng: "Tất cả nhân viên ACB đều nhận ra giọng nói của tôi, vì tôi có 20 năm làm việc tại đây. Các nhân viên của ACB đều là những nhân viên rất kinh nghiệm. Nhân viên ACB phải có trách nhiệm ghi nhận từng giọng nói của từng giao dịch và báo cáo".
Bị cáo Lý Xuân Hải trả lời thêm về việc đặt lệnh mua bán vàng tại ngân hàng ACB: việc đặt lệnh bằng văn bản, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì khách hàng có thể đặt lệnh bằng điện thoại, sau đó hợp thức hóa bằng giấy tờ.
15h34: Tòa nghỉ giải lao.
15h10: Tiếp tục thẩm vấn bị cáo Kiên liên quan đến việc kinh doanh vàng:
Nói về trách nhiệm tại Công ty Thiên Nam, bị cáo Kiên cho biết, Tổng Giám đốc Lê Quang Trung là người ký các lệnh bán và mua. Việc chỉ đạo điều hướng của công ty là HĐQT chịu trách nhiệm. “Cá nhân tôi là Chủ tịch HĐQT thì tôi là người chịu trách nhiệm”, bị cáo Kiên nói. Bị cáo Kiên cũng khẳng định, biết rất rõ về các lệnh bán và mua.
Về những lệnh mua bán vàng trạng thái của công ty Thiên Nam, Nguyễn Đức Kiên cho rằng: Cá nhân mình đã khai rất đầy đủ, chi tiết trong các bản cung; những lời khai đó là sự thật. Bị cáo Kiên cho hay, câu chữ trong bản cáo trạng của VKS không đúng. Cụ thể: “Pháp nhân đặt lệnh chứ không phải cá nhân đặt lệnh”. Cũng theo bị cáo này, Công ty Thiên Nam đặt lệnh mua bán vàng và gửi Ngân hàng ACB.
15h00: Tòa thẩm vấn bị cáo Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng ACB.
Trả lời câu hỏi của HĐXX kinh doanh giá vàng, bị cáo Lý Xuân Hải nói: “Theo quy định thì tôi không biết, nhưng cảm nhận của tôi thì kinh doanh giá vàng không phải là kinh doanh vàng vật chất”.
14h45: Đại diện Vụ pháp chế (Bộ KH-ĐT) trả lời HĐXX về việc đăng ký kinh doanh của các công ty do bị cáo Kiên đại diện trước pháp luật. Đại diện Vụ pháp chế xin phép gọi điện để được tư vấn. Tuy nhiên, gọi điện không ai nghe máy nên chưa trả lời.
HĐXX hỏi bà Nguyễn Hồng Vân - Phó Trưởng phòng nghiệp vụ (Cục Đăng ký Kinh doanh, Bộ KH-ĐT) về việc, ngành nghề kinh doanh có phải đăng ký hay không?
Trước câu hỏi này, bà Vân cho biết, Bộ KH-ĐT có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh thuộc cơ quan chuyên ngành có thẩm quyển là Bộ Tài chính.
Khi HĐXX hỏi về việc kinh doanh cổ phiếu có phải dùng mã ngạch không? ông Nguyễn Duy Biền - Chuyên viên Ủy ban Chứng khóan Nhà nước cho biết, không thuộc thẩm quyền trả lời.
14h44: HĐXX chất vấn đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, về việc kinh doanh cổ phần, cổ phiếu có phải là mã ngành kinh doanh không?
Ông này cho biết, đấy là thẩm quyền của Bộ KH-ĐT. Đồng thời một số vấn đề liên quan được tòa đặt ra, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa kịp chuẩn bị tài liệu.
14h40: Trong phần thẩm vấn bị cáo Kiên về tội Kinh doanh trái phép, HĐXX lần lượt mời đại diện của Sở KH-ĐT Hà Nội và TP.HCM nhằm chất vấn về việc đăng ký kinh doanh. Đại diện hai cơ quan này lần lượt đưa ra một số văn bản, quy định, hướng dẫn kinh doanh, các quyền của doanh nghiệp trong việc đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp.
14h20: Đối với các khoản đầu tư của các công ty do bị cáo Kiên quản lý, như ghi trong cáo trạng, bị cáo Kiên đều thừa nhận.
Theo bị cáo Kiên, “hoạt động này là hoạt động góp vốn, đầu tư gián tiếp của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán”.
Người đàn bà quyền lực và duy nhất cạnh bầu Kiên Mỗi lần xuất hiện tại phiên tòa xét xử chồng mình, bà Đặng Ngọc Lan thường né tránh dư luận. Bà được nhắc đến nhiều với tư cách người đàn bà quyền lực luôn đứng sau ông Nguyễn Đức Kiên. |
10h50: Kết thúc phiên xét xử sáng 21/5. Buổi chiều, tòa sẽ tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Kiên và đồng phạm.
10h36: Theo bị cáo Kiên, Công ty Thiên Nam do ông Lê Quang Trung làm Tổng Giám đốc. Ông Trung có thẩm quyền trong việc thẩm định và ký hợp đồng với Ngân hàng ACB. Bị cáo khẳng định không thực hiện các lệnh mua bán vàng, bởi lệnh mua bán vàng phải thực hiện bằng văn bản.
“Công ty Thiên Nam không thực hiện mua vàng. Chúng tôi chỉ đầu tư vào giá vàng chứ không mua bán vàng trạng thái. Trong các phiếu lệnh, không có bất kỳ chữ nào mua và bán vàng”- bị cáo Kiên khẳng định.
10h20: Kết thúc phần xét hỏi về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HĐXX chuyển sang xét hỏi về hành vi Kinh doanh trái phép.
Theo VKS, đối với Kinh doanh trái phép, từ ngày 15/5- 3/8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đã tổ chức kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền gần 21.500 tỷ đồng.
Kiên khai, trong 6 công ty được thành lập chỉ có trách nhiệm với 5 công ty. Công ty B&B do 3 người góp vốn gồm: Kiên, vợ và em gái. “Chúng tôi hoạt động theo giấy phép kinh doanh là vàng và một số hoạt động khác" - bị cáo Kiên nói.
Nguyễn Đức Kiên cũng thừa nhận 6 công ty này không có giấy phép kinh doanh tài chính.
Chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi với bị cáo Kiên về Công ty Thiên Nam có được kinh doanh vàng hay không?
Kiên khẳng định, công ty không có chức năng kinh doanh vàng. Công ty chỉ có 2 hợp đồng chuyển giao trạng thái vàng và ủy thác vàng với Ngân hàng ACB. Công ty Thiên Nam đầu tư vào giá vàng, chứ không kinh doanh vàng hay kinh doanh vàng trạng thái.
- Khi chuyển tiền cho ACBI có thông báo cho ông Kiên hay không?
Tôi chỉ làm lệnh chuyển tiền (Công khai).
- Việc chuyển nhượng bằng hình thức nào?
Tôi không đàm phán hợp đồng với bất kỳ ai với Thép Hoà Phát, và không đề nghị ai
chuyển tiền. Sau khi nhận được tiền rồi, vì lý do ACB chưa đồng ý giải chấp nên
đã dừng lại việc chuyển nhượng.
Sau khi tiền chuyển vào tài khoản tôi có báo cáo anh Kiên và được chỉ đạo chi trả từng món. Tất cả đều có ý kiến của anh Kiên và chữ ký của anh Thanh.
9h40: Tòa làm rõ về vấn đề chuyển nhượng cổ phiếu. Tiếp tục thẩm vấn bị cáo Kiên:
- Giữa bị cáo và anh Long đã đàm phán về gì?
Tôi và anh Long thoả thuận 3 nội dung: hoán đổi cổ phần; sau khi anh Long
đồng ý bán cổ phần Thép Hoà phát, chuyển cho em gái tôi; VKS không xem xét ý
kiến về các thoả thuận này, nó được thực hiện theo điều 74 Luật Thương mại.
- Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến giữ vai trò như thế nào trong quá trình chuyển
nhượng cổ phiếu?
Cô Yến là người đề nghị anh Dương phát hành cổ phiếu. Sau khi cô Yến về báo cáo,
tôi đã gặp anh Long, đề nghị anh Dương về thế chấp.
- Yến có được tham gia đàm phán không?
Bị cáo Yến là người liên hệ với Tập đoàn Hoà phát để họ phát hành cổ phiếu, xác
lập hợp đồng ký với ACBI. Chúng tôi có họp HĐQT, có lập biên bản và tôi chỉ đạo.
Cô Yến được tôi gọi đến lấy ý kiến các thành viên HĐQT bằng văn bản.
Tại phiên toà bị cáo khẳng định việc thế chấp, Tập đoàn Hoà Phát biết, anh Long, Dương biết. Khi đàm phán thì họ đều biết cổ phần được thế chấp. Anh Dương và anh Long không có quyền cho phép tôi bán, đó là quyền của tôi.
- Sau khi ký hợp đồng, chuyển tiền như thế nào?
Tôi đi nước ngoài, cô Yến có báo cáo nhưng ACB chưa chấp thuận nên Thép
Hoà Phát chưa thực hiện hợp đồng. Tôi khẳng định luôn, chỉ đạo Yến liên hệ với
ACB, tôi chưa nhận được lời báo cáo nào về việc ACB không chấp nhận giải chấp.
9h25: Tòa tiếp tục làm việc. HĐXX bắt đầu thẩm vấn bị cáo Nguyễn Đức Kiên.
Theo bị cáo Kiên, công ty ACBI có quyền sở hữu số cổ phiếu của công ty Thép Hòa Phát.
“Trước đấy, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT của tập đoàn Hòa Phát nói với tôi là muốn mở rộng đầu tư và muốn mua lại cổ phần của Hòa Phát. Tôi đã nói với chị Yến kiểm tra lại số vốn mà Hòa Phát đã góp vốn với ACBI. Tôi và anh Long thỏa thuận sẽ hoán đổi cổ phần bằng miệng.”
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại tòa sáng 21/5. (Ảnh: H.Sang) |
- Khi đàm phán ký hợp đồng, HĐQT có họp không?
Chúng tôi có họp HĐQT.
- Có lập biên bản họp HĐQT không?
Có lập biên bản, tôi là người chỉ đạo cuộc họp này.
Về quá trình đàm phán trong chuyển nhượng cổ phiếu, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho biết, dù trong quá trình đàm phán không nói về việc cổ phần của Công ty ACBI đã thế chấp tại Ngân hàng ACB nhưng tất cả những người trong Tập đoàn Hòa Phát đều biết.
9h08: Tòa nghỉ giải lao.
8h50: HĐXX tiến hành xác minh thêm một số thông tin liên quan đến mối qua hệ giữa bầu Kiên và tập đoàn Hòa Phát.
Đại diện Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát khẳng định, khi ký hợp đồng chuyển nhượng, họ không biết 20 triệu cổ phiếu này đang bị thế chấp. Mặt khác, dù đã chuyển tiền nhưng họ vẫn không nhận được số cổ phiếu này. Cho rằng trong việc chuyển nhượng số cố phiếu này có dấu hiệu vi phạm hình sự, công ty này đã làm đơn lên cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ sự việc này.
Ông Kiều Chí Công, giám đốc Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát trình bày: “Hợp đồng mua 20 triệu cổ phần do tôi ký hợp đồng với Cty ACBI vào ngày 21/5/2012. Ngay sau đó, Cty chúng tôi đã chuyển số tiền 264 tỷ cho Cty ACBI về việc mua số cổ phần này. Tuy nhiên sau đó Cty ACBI đã không chuyển số cổ phiếu trên nên tôi đã gửi 2 đơn đề nghị Cty ACBI chuyển số cổ phần trên.
Tôi cũng không biết số cổ phần này đang được thế chấp tại ngân hàng ACB và tôi cũng đã gửi đơn đề nghị cơ quan công an làm rõ.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Pháp: Tôi và Nguyễn Đức Kiên quen nhau đã lâu, từ năm 2001 do cùng đam mê bóng đá. Tôi không biết 20 triệu cổ phần mua của Cty ACBI đang được thế chấp trong ngân hàng ACB.
8h20: Tòa tiếp tục xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến, nguyên kế toán trưởng công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội - ACBI.
Tại tòa bị cáo Yến khai, trước khi bán 20 triệu cổ phần ông Kiên đã chỉ đạo cho bị cáo lập khống quyết định của HĐQT và biên bản họp HĐQT để Kiên, Thanh và bị cáo cùng ký vào, thể hiện các thành viên HĐQT đồng ý chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Cty CP Thép Hòa Phát đang được thế chấp trong ngân hàng ACB.
Tạm đình chỉ ông Giá ảnh hưởng đến bị cáo khác? Sáng 20/5, HĐXX cấp sơ thẩm đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá vì lý do sức khỏe của bị cáo. Việc này liệu có ảnh hưởng đến các bị cáo khác? |
Chủ tọa cung cấp lời khai ngày 18/1/2013 của bị cáo Yến tại cơ quan điều tra: Việc thực hiện, soạn thảo quyết định và biên bản họp HĐQT ngày 15/5/2012 là do ông Kiên chỉ đạo.
Bị cáo Yến ngụy biện: Do bị cáo không hiểu biết pháp luật nên bị cáo chỉ nghĩ rằng việc soạn thảo biên bản họp HĐQT không thể quyết định được việc bán 20 triệu cổ phần của Cty CP Thép Hòa Phát.
Sau khi Cty ACBI ký hợp đồng số 01.05 ngày 21/5/2012 với Cty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát để bán 20 triệu cổ phần của Cty CP Thép Hòa Phát thì Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát đã chuyển số tiền 264 tỷ vào tài khoản của Cty ACBI tại ngân hàng ACB.
“Số tiền này được Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát chuyển làm 3 lần, bị cáo nghĩ rằng số tiền này đầy đủ giấy tờ và không vi phạm pháp luật. Tôi được một nhân viên của Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát đưa cho bản hợp đồng, trong đó đã có dấu và chữ ký của công ty này”, bị cáo Yến khai.
HĐXX truy vấn bị cáo Yến, 20 triệu cổ phần của Công ty ACBI đang bị thế chấp tại Ngân hàng ACB thì có được bán hay không?
Bị cáo Yến cho biết, về nguyên tắc thì tài sản đang bị thế chấp thì không được chuyển nhượng.
Trong lời khai tại tòa của mình, bị cáo Yến tiếp tục nhấn mạnh việc làm của mình đều theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Đức Kiên
8h11: HĐXX bắt đầu làm việc. Chủ tọa Nguyễn Hữu Chính tiếp tục yêu cầu cán bộ bảo vệ tư pháp tiếp tục cách ly bị cáo Nguyễn Đức Kiên.
7h50: Các bị cáo được dẫn giải vào phòng xử án.
Phiên xử sáng 21/5 - Ảnh: Hoàng Sang |
Trước đó, vào ngày 20/5, tại phiên xử, HĐXX đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án với ông Trần Xuân Giá do đang chữa bệnh hiểm nghèo.
Phần lớn buổi xử án chiều 20/5 được dành để đọc cáo trạng. Phần thời gian còn lại HĐXX đã xét hỏi một số bị cáo. Nhiều bị cáo đã đồng loạt kêu oan.
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964) cùng 8 đồng phạm bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế và Kinh doanh trái phép. Trong đó, ông Kiên bị truy tố về cả 4 tội danh nói trên. Bị cáo Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội), Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị cáo: Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB), Lý Xuân Hải (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB), Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên thường trực HĐQT ngân hàng ACB) cùng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. VKSND Tối cao cho rằng, các bị cáo đã gây ra thiệt hại hơn 1.400 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đức Kiên đã lợi dụng vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng ACB, thông qua 6 công ty thực hiện hàng loạt các hành vi phạm tội, trong đó có hành vi kinh doanh vàng, tài chính trái phép và trốn thuế. Theo VKSND Tối cao, việc thống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các ông: Giá, Quang, Cang, Kỳ, Hải và hành vi tổ chức thực hiện việc đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB của ông Kiên và ông Kỳ là làm trái quy định tại Điều 29, Quyết định của Bộ Tài Chính, gây thiệt hại gần 688 tỷ đồng. Ngoài ra, các bị cáo: Giá, Cang, Quang, Kỳ, Hải, Kiên còn bị xem xét về hành vi ban hành chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank gây thiệt hại gần 719 tỷ đồng... |
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin diễn biến phiên tòa.
Hoàng Sang