- Chiều 29/5, bị cáo Nguyễn Đức Kiên được phép bổ sung phần bào chữa của 4 luật sư. Phần trình bày của bị cáo khá dài, phủ nhận cáo buộc ở cả 4 tội.

Xử bầu Kiên: ‘Đấu khẩu’ giữa ACB và Vietinbank

Phiên tòa sáng 29/5, HĐXX xét xử dành nhiều thời gian cho ngân hàng ACB và Vietinbank được trình bày quan điểm của mình.

Vụ bầu Kiên: Không thể tách rời việc làm của Huyền Như

"Xảy ra tiền lệ án chồng án, không phù hợp với nguyên tắc tố tụng. Đây chính là hậu quả của việc tách vụ án Huyền Như ra khỏi vụ án bầu Kiên”.

Bầu Kiên 'cãi' không kinh doanh vàng trái phép

Ở cáo buộc tội Kinh doanh trái phép, bị cáo Kiên trình bày: Nói việc các công ty không có chức năng kinh doanh tài chính là sai. Việc mua cổ phần theo luật là đầu tư, không phải kinh doanh. Điều này thể hiện rõ trong Luật DN, Luật Đầu tư.

Nói các công ty này phát hành trái phiếu, kiếm tiền ảo, làm ảnh hưởng chính sách tài chính Nhà nước là sai. Các công ty đã thực hiện đúng chính sách Nhà nước, thế chấp và bán trái phiếu theo quy định của pháp luật, tạo ra đồng tiền thật và góp vốn thật.

Tôi đề nghị HĐXX xem xét các công ty tôi điều hành có hợp pháp không, không thì theo quy định nào của pháp luật... Xin thưa tôi đầu tư trên 100 DN, không phải 6 công ty này, đều hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người, góp thuế cho Nhà nước, là những DN hợp pháp, có ích cho Nhà nước”, bị cáo nói.

Bị cáo Kiên cho biết, ý kiến của các ban ngành ông ta đọc rất kỹ nhưng không có dòng nào nói, việc đăng ký kinh doanh phải theo mã 64990 .

Bị cáo Kiên đặt câu hỏi với VKS - Việc đầu tư góp vốn quy định ở đâu là kinh doanh tài chính?

{keywords}

Bầu Kiên trong phiên xử chiều 29/5.

Đối với hành vi kinh doanh vàng trái phép tại Công ty Thiên Nam, bị cáo Kiên cho rằng, ông ta không trái bởi các sản phẩm tài chính tái sinh là vàng thì trước đó không cần xin phép NHNN.

Cái này đã được minh định rất rõ ràng trong các quy định của pháp luật”, lời bị cáo.

Bổ sung phần bào chữa tội Trốn thuế, bị cáo Kiên cho rằng: Trong phần luận tội của VKS nói đây là hợp đồng trá hình là không đúng. Theo ông Kiên, ông ta hoàn toàn không hề biết là 6 tháng sau khi hợp đồng ủy thác của Nguyễn Thúy Hương đối với Công ty B&B và hợp đồng ủy thác giữa B&B với Ngân hàng ACB được ký, Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn giảm thuế thu nhập cá nhân.

Ông ta cho rằng, hợp đồng này ký kết giữa hai bên là hợp đồng dân sự. Nếu theo hợp đồng ủy thác, phần thua thiệt nếu có xảy ra là em gái và Kiên chứ không phải công ty B&B. Cho nên không ai đi bỏ tiền để bù lỗ cho một hợp đồng trá hình.

Cũng theo bị cáo Kiên, Công ty B&B nếu được trích lập rủi ro, và phát sinh lỗ thì không cần nộp thuế. Theo trí nhớ của bị cáo Kiên, Công ty lỗ khoảng 100 tỷ đồng.

Bị cáo mong HĐXX yêu cầu cơ quan thuế và giám định viên giám định lại Công ty B&B để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp.

Bầu Kiên không lừa đảo bạn thân?

Tự bào chữa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Kiên cho biết, đây là tội danh khiến ông ta bức xúc nhất. “Tôi là một doanh nhân có tên tuổi mà lại đi lừa đảo bạn thân của mình. Đây là một nghĩa cử tôi giúp bạn bè, giúp anh Long (Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát), không có mục đích nào khác. Tôi đã nêu ra nhiều lần nhưng CQĐT không đưa những điều tôi đề nghị ra để đánh giá chứng cứ”, lời bị cáo Kiên.

Theo bị cáo Kiên, ông ta không có ý thức chiếm đoạt, đã nhiều lần yêu cầu ACB để làm rõ tài sản thế chấp. HĐQT cũng đã giao cho ông ta mở cuộc họp với để đánh giá tài sản thế chấp của Công ty với Ngân hàng Á châu.

Nhắc lại quan hệ của Kiên và Tập đoàn Hòa Phát, Kiên nói không phải một sớm một chiều mà là nhiều năm. Sau 20 năm, Tập đoàn Hòa Phát lớn mạnh như ngày hôm nay là có sự hỗ trợ của ông ta và của Ngân hàng ACB.

Tôi đề nghị cho tôi được giải quyết việc này theo 2 hướng, một là Hòa Phát nhận lại cổ phiếu, thứ hai nếu không đồng ý thì đề nghị Hòa Phát phong tỏa số cổ phiếu của em gái tôi, khi nào lấy được tiền mặt về thì trả cho Hòa Phát. Tuy nhiên đề nghị của tôi không được thực hiện.

Hòa Phát không tố cáo, không khởi kiện, xác nhận sai xót là do Hòa Phát gây ra. Cái này là hình sự hóa quan hệ dân sự” bị cáo trình bày.

Tự bào chữa về hành vi Cố ý làm trái, bị cáo Kiên nói: Tôi có trách nhiệm để làm rõ hành vi làm trái với tư cách bị cáo, chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng, tôi xin trình bày để HĐXX xem xét.

Theo ông kiên, cáo buộc ông ta gây áp lực, chỉ đạo lãnh đạo ACB trong việc ra quyết định, điều này hoàn toàn sai sự thật. Cách tính thiệt hại của ACB cùng hết sức vô lý.

Bị cáo Kiên cho rằng mình không liên quan đến việc gửi tiền ủy thác, trong cuộc họp của ACB, ông ta không có ý kiến đồng ý hay phản đối về việc này.

ACB là tổ chức không có vốn của Nhà nước, nếu không đem lại thiệt hại nào cho người gửi tiền, cho các cổ đông thì sao gọi là thiệt hại. Có chăng là giảm bớt lãi của các cổ đông. Trong trường hợp có rủi ro thì trích trong quỹ rủi ro dự phòng, hoặc trừ bớt lãi của các cổ đông”, lời bị cáo.

Ngày mai 30/5, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.

T.Nhung