- Đến 10h ngày 19/7, tại đảo Cát Hải chỉ có mưa nhỏ. Xác định bão không về, người dân nơi đây vui mừng trở về nhà sau khi phải di dời.
Không chịu di dời, bão vào cuống cuồng gọi cầu cứu Sáng 19/7, khi bão bắt đầu đổ bộ, gió và mưa bắt đầu mạnh lên, ông Dơn đã gọi điện kêu cứu lực lượng cứu hộ. Thần Sấm đổ bộ, Quảng Ninh mất điện diện rộng Bão số 2 đã đổ bộ vào khu vực sát phía Bắc thành phố Móng Cái. Quảng Ninh mất điện trên diện rộng... |
Thần Sấm được đánh giá là cơn bão có sức tàn phá nặng nề nên lãnh đạo TP Hải Phòng đã yêu cầu các địa phương túc trực 24/24, theo sát diễn biến.
Tại huyện đảo Cát Hải, nhiều hộ dân gần khu vực kè đã được chính quyền sở tại tuyên truyền, lên kế hoạch di dời.
Nỗi khiếp sợ mang tên “bão”
Đối với người dân huyện đảo Cát Hải, nói đến bão là nhắc tới nỗi sợ hãi. Bão đi qua, là nhà cửa, tài sản, hoa màu ra đi.
Bà Nguyễn Thị Cài (66 tuổi, khu Kiến Lộc, thị trấn Cát Hải) vẫn còn nhớ như in các trận bão đổ bộ khiến bà và những người dân nơi đây khiếp sợ.
|
Nhà bà Nguyễn Thị Cài |
“Sống đến cái tuổi gần đất xa trời này rồi thì còn sợ gì cái chết. Nhưng khi nghĩ đến bão tôi luôn sợ hãi, vì mỗi khi nó đổ bộ vào thì thiệt hại rất lớn, nó cuốn đi hết những gì mà chúng tôi tích cóp trong nhiều năm” – bà Cài chia sẻ.
Bà đã chứng kiến biết bao trận bão từ to đến nhỏ, trận nào cũng đem lại hậu quả nặng nề.
Ngồi trong ngôi nhà cấp 4 hai gian, bà kể cho tôi nghe về những cơn bão đã chứng kiến.
Bà bảo, mỗi năm, trên địa bàn huyện Cát Hải phải hứng chịu ít nhất 5 trận bão to, nhỏ. Sóng đánh vợt nóc nhà, bay hết tường bao, nhà cửa, hoa màu…
Vào ngày 6 tháng 5 năm 2013, một cơn bão đổ bộ vào Cát Hải, người dân nhận lệnh sơ tán toàn bộ người già và trẻ em lên khu vực cao hơn.
Khi bão đến, sóng đánh vào bờ kè, nước bay cao hơn cả nóc nhà cấp 4. Sóng đánh bay tường bao, một phần nóc nhà bị tốc mái, các công trình phụ bị hỏng hoàn toàn.
“Cơn bão đó gây thiệt hại lớn cho gia đình tôi và người dân nơi đây. Nước ngập lưng nhà, mọi đồ đạc đều hư hỏng” – bà Cài nhớ lại.
Lần này, khi nghe tin bão Thần Sấm sẽ đổ bộ Hải Phòng - Quảng Ninh, gia đình bà đã chuẩn bị gạch, đá để chèn trước cổng và kê toàn bộ tài sản lên cao.
"Gia đình tôi có 6 người trong diện phải di dời toàn bộ ra khu vực khác. Thế nhưng điều may mắn là cơn bão đã không ảnh hưởng đến nơi đây. Chúng tôi rất vui mừng”.
Trở về từ nơi sơ tán
Không chỉ gia đình bà Cài, Thần Sấm không đổ bộ vào huyện đảo Cát Hải khiến tất cả các gia đình hết sức vui mừng.
“Thật là may mắn khi cơn bão số 2 không gây ảnh hưởng đến khu vực Cát Hải, bão đổ bộ vào thì gây thiệt hại quá lớn đối với người dân chúng tôi” – chị Hồng, một người dân đảo chia sẻ.
|
Người dân Cát Hải đi sơ tán tránh bão chưa trở về kịp |
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại khu chợ thị trấn Cát Hải, người dân đã buôn bán trở lại ngay sau khi có tin cơn bão không đổ bộ.
“Sợ bão nên người dân đã chuẩn bị mọi đồ ăn trong nhà, khiến đồ ăn khan hiếm. Quá may là cơn bão không vào nên tôi đi chợ để mua thức ăn cho bữa trưa” – chị Mai- một người dân cho biết.
Nhiều gia đình khi biết bão không đổ bộ đã di chuyển từ nơi sơ tán về nhà trong niềm vui.
“Gia đình có 6 người, trong đó có 2 trẻ, 1 già nên phải đi sơ tán gấp ngay từ chiều hôm qua, may quá nó không đổ bộ vào đây” – chị Yến, một người dân đảo vui mừng cho biết.
Cùng chung niềm vui với chị Yến, chị Hương kể: “Tôi đi làm ở trên Hà Nội, khi nhận được tin có bão vội bắt xe về. Gia đình toàn người già và trẻ con, chồng tôi thì không về được nên mình tôi từ hôm qua phải chuyển mọi thứ trong nhà kê lê cao cho đỡ bị ngập. Bão không vào là chúng tôi vui mừng lắm”.
Trao đổi với PV về cơn bão, ông Đỗ Trung Thoại – Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Trưởng Ban phòng chống lụt bão TP Hải Phòng cho biết, trước đó đã có chỉ đạo xuống các huyện đảo, nghiêm cấm các phương tiện thủy nội địa không được xuất bến kể từ 12 giờ ngày 18/7.
Tuy nhiên, tùy theo diễn biến của cơn bão số 2 sẽ có quyết định hợp lý để mở lại hoạt động tàu, thuyền, phà ở Cát Hải để phục vụ nhu cầu người dân.
Vân Đồn: Dọn dẹp sau bão Bão số 2 đã không ảnh hưởng trực diện đến Vân Đồn. Chiều ngày 19/7, các hộ dân đã quay trở lại dọn dẹp sau khi hết bão.
Kiên Trung |
Quốc Tiến