- Chúng tôi có cuộc trò chuyện với 2 thanh niên có thâm niên 7 năm trộm chó. Họ đồng ý trả lời, với điều kiện không bị hỏi tên, phải được bịt mặt...

Miếng ăn mang sự đau khổ của người và chó

Những con chó bị trầy xước ở chân, ở cổ do bị kéo lê trên đường khi bị bắt. Hàng trăm con bị dồn nén ngạt thở trên xe tải, bị nhồi thức ăn cho tới nôn oẹ, lử đử rũ rượi trong những cơ sở thu gom chó...

Thanh niên 1 là người ngồi sau, chuyên vợt chó, thanh niên 2 là người chuyên lái xe máy.

'Đỏ thì đừng xoắn, đen thì đừng buồn'

- Tại sao em bước vào công việc này?

Thanh niên 1: Em bị thua bạc mà không biết làm cách nào bù vào chỗ 'lõm', mà em cũng phải cân bằng chi thu cho gia đình.

Em biết việc này là phạm pháp, nhưng em sinh ra không bằng người khác. Em không có học thức, không có công việc ổn định.

{keywords}
"Trong nghề bọn em có câu: 'Đỏ thì đừng xoắn, đen thì đừng buồn'

Thanh niên 2: Công việc này cho bọn em đồng ra đồng vào. Chỉ làm một chút ban đêm và một chút sáng sớm, chúng em đã có một triệu, hai triệu đồng, trong khi đi làm cả ngày vất vả chúng em chỉ được hai trăm nghìn.

- Có rất nhiều trộm chó bị người dân bức xúc đánh tới chết, em không sợ à?

Thanh niên 1: Em sợ chứ, nhưng đã làm nghề là phải chấp nhận thôi. Trong nghề bọn em có câu: 'Đỏ thì đừng xoắn, đen thì đừng buồn'.

- Sao các em không lấy đồ khác, mà chỉ chó?

Chó dễ bắt anh ạ. Ở nông thôn nước mình, nhà nào cũng nuôi chó. Nhỡ bị bắt lần đầu thì chỉ bị phạt án treo thôi.

- Các em đã bị bắt lần nào chưa?

Bọn em chưa anh ạ!

- Đã bao giờ em va chạm với người dân chưa?

Thanh niên 1: Cách đây mấy năm em và thằng này (chỉ sang thanh niên 2) cũng suýt bị bắt một lần. Khi đi làm bọn em bao giờ cũng mang dao trong người. Lần đấy, có lẽ chỗ ấy bị mất chó nhiều nên người ta rình, có tới 7 người cầm gậy, dao, kiếm đuổi theo bọn em.

Em bị một đòn vào vai rất đau, em ngã chúi xuống ruộng, may mà vùng lên được, em rút dao hua lên, cũng chưa chém vào ai cả, rồi hai thằng em bỏ xe máy đấy chạy.

Lần ấy, bọn em mất xe đấy.

- Có nhiều vụ trộm chó bị đánh chết, khi em lâm vào tình huống nguy hiểm như thế, em có thể giết chết người đuổi theo không?

Vào tình huống nếu mình không giết họ, họ giết mình thì việc gì cũng phải làm để bảo vệ mình anh ạ.

- Như vậy là chỉ vì con chó mà em có thể giết người?

Không ai muốn vậy, vào tình huống một sống hai chết thì con người ta phải làm tất cả những gì phải làm thôi.

"Chỉ sau mấy phút, tôi đã mất con mãi mãi..."

“Chỉ sau mấy phút con trai tôi ra khỏi nhà, tôi đã mất nó mãi mãi…” - chị Trần Thị Kim Em, 41 tuổi, nói trong lễ 49 ngày của con trai Huỳnh Kim Bảo.

Cắn rứt

- Hai em có nuôi chó không?

(Cả hai đều gật đầu).

- Thế con chó của em bị bắt trộm, em thấy thế nào?

Tất nhiên là em tức rồi, nhưng mình có của, không biết giữ, mất phải chịu thôi.

- Như vậy là hai em đã bắt trộm được bao nhiêu con trong suốt những năm qua?

{keywords}

"Có lúc nghe chúng kêu, thấy lương tâm cắn rứt!"

Thanh niên 1: Nhiều anh ạ. Bảy năm là 84 tháng (tính rất nhanh), mỗi tháng bỏ rẻ là 50 con, như vậy là hơn 4.000 con.

- Nhiều thế? Con số ấy so với những người khác trong nghề?

Tuỳ người anh ạ, có anh em làm nghề được 1-2 năm thì bỏ hẳn, có người thử đi làm nghề khác không được thì lại quay lại, có người một tháng đi 20 đêm. Bọn em thì đi khá đều.

- Mọi người đều ghét trộm chó lắm. Em có biết điều đó không?

Thanh niên 1: Em biết chứ! Người ta chăm sóc con chó bao công sức, mất ai chẳng tức.

- Em có quan tâm tới người mất chó không? Có thể con chó đấy là một con chó cảnh được cưng chiều của ai đó?

Thanh niên 1: Em không quan tâm. Ban đêm con chó ra ngoài, đi đái, đi ỉa, bọn em bắt, đâu cần biết ai là chủ của nó đâu!

- Con chó nó đau đớn, kêu rên, em có thương nó không?

Thanh niên 1: Một chút thôi. Có lúc nghe chúng kêu, thấy lương tâm cắn rứt, biết là mình làm việc phi pháp nhưng chỉnh đốn được mình ngay. Làm lâu, thấy bình thường. Phải chấp nhận thôi.

- Bắt được chó rồi, em tiêu thụ ở đâu?

Đây là 'bí mật nghề nghiệp', em không nên nói ra, nhưng em nói với anh.

Bắt được ở Hà Nội thì bán ở Hà Tây, bắt ở Hà Tây thì bán ở Hà Nam.

- Bán cho ai?

Cho những người thu mua chó, cho những cửa hàng làm thịt chó, hay quán nhậu. Toàn chỗ anh em tin cậy.

Bỏ nghề

- Em có dự định gì cho tương lai?

Bọn em bàn với nhau rồi. Sắp tới sẽ bỏ nghề, kiếm việc gì ổn định làm ăn.

- Nạn trộm chó có vẻ nhiều ở Việt Nam gần đây, em có thấy thế không?

Hàng ít hơn xưa nhiều anh ạ. Việt Nam phát triển, nông thôn thành thành thị, thị xã thành thành phố. Nhà cửa bây giờ có cổng, khó hơn xưa. Bảy năm trước khi chúng em mới làm, nhiều hàng hơn nhiều.

{keywords}

"Bán cho ai?" - "Cho những người thu mua chó, cho những cửa hàng làm thịt chó, hay quán nhậu. Toàn chỗ anh em tin cậy!"

- Bọn em làm thế khá đều nhỉ?

Thanh niên 2: Như đi câu anh ạ. Hôm được nhiều, hôm được ít. Hôm nào 'son' chúng em bắt được 5 con, còn bình thường thì 1,2 con, có đêm không được con nào.

- Sao có thể so sánh với đi câu được. Đi trộm chó là của một người chủ nào đấy, làm người ta tức giận, buồn bực?

Ý em nói về sự thất thường và cũng như đi câu. Và cũng giống đi câu ở một điểm khác nữa. Câu nhiều một nơi, phải chuyển nơi khác mới có cá. Trộm chó cũng thế. Bắt nhiều, hàng ở một nơi thành ít, phải tìm nguồn hàng mới.

- Em tả việc bắt chó như thế nào đi!

Thanh niên 1: Khi thấy hàng, người cầm lái phải rất tập trung, áp sát vào. Em ngồi sau sẽ vợt vào cổ chó bằng gậy có gắn dây phanh ở đầu. Người lái phải về số để vọt xe đi. Em sẽ kéo con chó 5, 7 mét cho nó mệt rồi em thu dây kéo nó lên lòng, lấy băng dính bó miệng, bó bốn chân lại rồi cho vào bao tải.

Mọi việc phải diễn ra nhanh gọn, không được gây tiếng động.

- Lần cuối em đi trộm chó là khi nào?

Đêm qua.

- Đêm qua được mấy con?

Đêm qua bọn em vợt được ba con hàng. 3 con này nhỏ nên cũng chỉ được 50 cân thịt thôi.

- Cảm ơn em đã chia sẻ rất cởi mở, mong hai em tìm được một công việc tốt trong tương lai.

CLIP: Hành hạ chó theo kiểu 'nhồi cọc bê tông'

Những con chó trầy xước khắp người do bị kéo lên trên đường giờ lại bị nhồi thức ăn cho tới nôn ọe. Con nào cũng lử đử, rũ rượi, nép vào nhau run rẩy, hướng những cặp mắt tuyệt vọng nhìn qua song sắt...

Đoàn Bảo Châu