- Toàn tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ được thông xe vào ngày 21/9 tới đây tại khu dịch vụ số 5 (lý trình Km 237+000) Thôn Sơn Cả, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Cao tốc dài nhất VN được vận hành, thu phí thế nào?

Chỉ còn vài ngày nữa tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 245 km sẽ được thông xe toàn tuyến và đưa vào khai thác. Vậy tuyến cao tốc hiện đại dài nhất VN này sẽ được hoàn thiện như thế nào?.

Ông Đỗ Chí Chung, Chánh văn phòng Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết như trên.

Ngoài ra, các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc này sẽ tiết kiệm tối đa nhiên liệu, tính an toàn cao, thông thoáng, không có các điểm giao cắt với các đường khác.

Nội Bài - Lào Cai là dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất tại Việt Nam với tổng chiều dài là 245 km đi qua TP. Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.

{keywords}
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 21/9 tới.

Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái xây dựng 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 Km/giờ và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai xây dựng cao tốc 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp tốc độ thiết kế 80km/h.

Dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, đó là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc.

Theo ông Chung, đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai được đưa vào khai thác là bước đột phá lớn của ngành giao thông, giúp giảm thời gian lưu thông từ Hà Nội đi Lào Cai xuống còn 3,5 h so với 7h như trước đây.

Cùng với đó, tuyến đường còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương ở khu vực Tây Bắc, thúc đẩy phát triển du lịch, giảm áp lực giao thông và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 2, 2B, 32C, 4E và Quốc lộ 70, kết nối đến các khu công nghiệp, giải trí, khu du lịch tâm linh và rút ngắn thời gian đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang với thời gian giảm hơn một nửa so với lưu thông trên tuyến đường hiện hữu.

Tổng mức đầu tư của dự án  là 1.464 triệu USD (giai đoạn 1) bao gồm vay ưu đãi ADF (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1.034,5 triệu USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng.

Dự án phải thi công nhiều hạng mục với khối lượng rất lớn gồm 120 cầu lớn nhỏ, 1 hầm xuyên núi dài 530m, 1 hầm chui, 12 nút giao khác mức, 13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23ha.

Diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là 2.062,38ha; đền bù giải phóng mặt bằng cho 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng; dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân.

Vũ Điệp