- Trao đổi với VietNamNet, ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không VN (Bộ GTVT) cho biết: việc mất điện tại Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất là sự cố kỹ thuật cực kỳ nghiêm trọng, chưa từng có tiền lệ.

May mắn không xảy ra sự cố mất an toàn bay

Theo ông Thanh, tại thời điểm xảy ra sự cố mất điện lúc 11h5 ngày 20/11 màn hình ra đa ghi nhận có 54 chuyến bay đang hoạt động trong vùng FIR do Trung tâm kiểm soát bay đường dài HCM (ACC-HCM) quản lý, nếu tính cả trong 35 phút có 92 chuyến bay hoạt động, trong đó có 8 chiếc đang bay vào vùng tiếp cận của Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất để chuẩn bị hạ cánh.  

{keywords}
Ông Lại Xuân Thanh: Sự cố mất điện tại Sân bay Tân Sơn Nhất là đặc biệt nghiêm trọng.

Sự cố xảy ra khiến ACC HCM mất điều hành hoàn toàn và ACC Hà Nội cũng không điều hành được, chỉ nhìn thấy được máy bay trên màn hình.

Trong tình hình nguy kịch như vậy, ACC HCM cùng ACC Hà Nội đã thực hiện phương án ứng phó không lưu, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong tình huống đặc biệt nghiêm trọng.

Cụ thể, ACC HCM đã thiết lập cấp điện trực tiếp từ nguồn máy nổ không qua hệ thống UPS để khôi phục nguồn điện, dùng tín hiệu radar của Đài chỉ huy Tân Sơn Nhất để điều hành 8 chuyến bay hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất, 

Đợn vị này đồng thời liên hệ với các vùng FIR lân cận để hỗ trợ điều hành các chuyến bay đang có kế hoạch bay vào vùng FIR TP.HCM; điều hành các chuyến bay từ các sân bay khác đang có kế hoạch bay vào Tân Sơn Nhất bay đi sân bay khác…

Sau khi khắc phục sự cố, đến 12h19 phút, cơ quan chức năng đã điều hành các chuyến bay trở lại. Đến 15h40 phút đã khôi phục hoạt động bình thường qua điện cấp qua UPS.

“Đây là sự cố kỹ thuật đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chúng ta đã may mắn không để xảy ra sự cố mất an toàn bay nào. Đây là nỗ lực lớn của ACC HCM trong thực hiện phương án ứng phó không lưu”, ông Thanh nói.

Sự cố kỹ thuật khó hiểu

Theo ông Thanh, sự cố không đơn thuần là mất điện nguồn (điện lưới, điện máy nổ) mà mất nguồn cung cấp điện từ các thiết bị cung cấp điện dự phòng (UPS) cho hệ thống thiết bị điều hành bay của trung tâm để điều hành bay.

{keywords}

Ông Thanh khẳng định, Cục hàng không VN sẽ tiến hành điều tra các yếu tố kỹ thuật và cần có các chuyên gia chuyên môn sâu cùng phối hợp thực hiện.

Ông Thanh cho biết, có 3 UPS và tất cả điện dẫn vào thiết bị quản lý bay đều phải đi qua UPS. Nguồn điện đi qua UPS có điện máy nổ, điện lưới, điện dự phòng (dự phòng có 3 máy nổ) và thường điện từ máy nổ có thể cung cấp được cho thiết bị quản lý bay. Tuy nhiên, thực tế xảy ra, khi một UPS hỏng đã lan truyền hỏng cả 2 UPS còn lại.  

“Theo nguyên lý khi 1 UPS hỏng thì một trong 2 UPS còn lại có thể cung cấp điện cho thiết bị quản lý bay, các UPS này rất hiện đại có chức năng chuyển mạch, chuyển động lưu trữ điện để khi mất điện nguồn máy không phải khởi động lại. Nhưng thực tế…1 UPS hỏng thì 2 UPS còn lại cũng hỏng theo. Rõ ràng ở đây máy móc có vấn đề!”, ông Thanh cho biết.

Ông Thanh cũng khẳng định, Cục hàng không VN sẽ tiến hành điều tra các yếu tố kỹ thuật và cần có các chuyên gia chuyên môn sâu cùng phối hợp thực hiện.

"Trách nhiệm sẽ phải làm rõ. Tuy nhiên, trước mắt Cục Hàng không đã yêu cầu đình chỉ nhân viên điều hành cấp điện, kíp trưởng của kíp trực cấp điện ngày 20/11 để phục vụ công tác điều tra”, ông Thanh nói.

Liên quan vấn đề  bồi thường cho hành khách bị ảnh hưởng do sự cố mất điện, ông Lại Xuân Thanh cho biết, đó là quan hệ giữa hãng hàng không và hành khách. Với hãng hàng không đây là sự cố bất khả kháng, nhưng vẫn phải chăm lo cho khách hàng, đảm bảo hành trình đến điểm cuối cùng.

"Bồi thường liên quan tới quản lý bay chỉ được yêu cầu khi có lỗi cố ý, nhưng đây là trường hợp bất khả kháng..." - ông Thanh nhìn nhận.  

Khi được hỏi, trường hợp cả ACC Hà Nội và ACC HCM cùng lúc xảy ra sự cố mất điện như trưa ngày 20/11 thì điều gì sẽ xảy ra? Ông Thanh cho biết: Nếu hai ACC HCM và ACC Hà Nội cùng có sự cố sẽ tạo hỗn loạn trên không. Trong 35 phút có 54 chuyến bay đã là nỗ lực hết sức lớn để đảm bảo an toàn hạ cánh. Hai vùng FIR không kiểm soát được thì sẽ thiệt hại vô cùng lớn và chưa biết điều gì sẽ xảy ra.

“Điều đó cũng không thể không có khả năng, chúng ta không thể loại trừ. Câu hỏi này đặt ra để cảnh tỉnh, nhắc nhở chúng ta...” - lời ông Thanh.

 Vũ Điệp