- Hơn 20 năm qua, người cựu chiến binh, thương binh hạng 4/4 Nguyễn Mạnh Hiệp vẫn lặn lội khắp nơi tìm kiếm kỷ vật chiến trường nơi ông và đồng đội từng tham gia chiến đấu năm xưa để mang về làm bảo tàng.

Phóng viên VietNamNet tìm đến Bảo tàng Chứng tích chiến tranh của ông Nguyễn Mạnh Hiệp (phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) trong những ngày cả nước hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Tại đây, chúng tôi được nghe ông kể về thời gian ông tham gia quân ngũ cũng như quá trình thành lập bảo tàng.

Ông Hiệp kể: Năm 1967, dù thuộc diện miễn nhập ngũ vì có anh trai hi sinh trên chiến trường, nhưng ông vẫn tình nguyện vào bộ đội. Ông cùng với sư đoàn 320B của mình đã trải qua bao trận đánh khốc liệt, giành được nhiều chiến thắng vẻ vang khiến quân địch sợ hãi.

Cuối năm 1969, ông Hiệp bị thương nặng và được điều trị tại đoàn an dưỡng 580. Sau đó, ông được điều về làm cán bộ khung, huấn luyện và chuyển quân bổ sung cho các đơn vị.

Cuối năm 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Bộ Văn hóa, rồi Bộ Giao thông vận tải và làm việc ở đây đến lúc nghỉ hưu.

Hễ hay tin ở đâu người dân tìm được các kỷ vật như nhật ký, bom mìn, quân trang và vật dụng của bộ đội ta hoặc địch còn sót lại là ông tìm đến hỏi mua bằng được. Gần đây nhất, ông mới mang về bảo tàng của mình 3 quả bom từ chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị).

Hiện bảo tàng của ông Hiệp có hơn 1.000 hiện vật, thu hút rất nhiều sự quan tâm của đông đảo người dân.

Ông cho biết: “Lập bảo tàng ra, trước là mong lưu giữ lại những hiện vật đã từng gắn bó với bản thân và đồng đội, sau là để giới thiệu cho giới trẻ ngày nay biết được những chiến tích oai hùng của ông cha thời vào sinh ra tử để có được nền hòa bình như ngày nay”.

Một số hình ảnh về Bảo tàng chứng tích chiến tranh:

{keywords}

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh của ông Nguyễn Mạnh Hiệp tại phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội.

{keywords}

Hiện ông Hiệp sưu tầm được 8 quả bom, được trưng bày ngoài sân.

{keywords} Các mảnh vỡ máy bay địch.

{keywords}

Mỗi khi có khách thăm quan, người vợ tần tảo của ông Hiệp lại giúp ông mặc lên người bộ quân phục để ông tiếp khách.

{keywords}

Mỗi kỷ vật chiến tranh là một câu chuyện, ông Hiệp đang giới thiệu chiếc cốc sắt trang men in khẩu hiệu: “Quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược”.

{keywords}

  Chiếc áo trấn thủ của bộ đội cụ Hồ và những lá thư người lính viết từ chiến trường gửi về quê nhà.

{keywords}

Một trong nhiều kỷ vật tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

{keywords}

Hàng ngày ông Hiệp vẫn nâng niu, gìn giữ những kỷ vật chiến tranh, trong đó không ít những kỷ vật của đồng đội cùng đơn vị ông đã để lại khi hy sinh như một cách để tri ân đồng đội.

{keywords}

Chiếc mũ cối có găn ngôi sao của bộ đội cụ Hồ.

{keywords}

Đôi dép cao su của bộ đội cụ Hồ đã sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước một thời.

{keywords}

Bình hoa trong phòng trưng bày cũng được làm từ vỏ một quả bom Mỹ.

{keywords}

Ông Hiệp đang kể cho một bạn trẻ thăm bảo tàng về sự hy sinh anh dũng của anh trai ông, liệt sĩ Nguyễn Chí Linh.

{keywords}

Ngoài diện tích trong nhà, phần sân ngoài trời cũng được ông Hiệp trưng bầy nhiều hiện vật.

Phạm Hải