- Xin "đất vàng" ở công viên Thống Nhất, Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội “hứa” sẽ xây dựng thành công dự án bãi đỗ xe ngầm kết hợp trồng cây xanh, tuy nhiên người dân Thủ đô hoài nghi liệu công ty thi công sẽ trồng được cây gì trên nền bê tông của bãi đỗ xe ngầm?

Bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất được 'vẽ' ra sao?

Đại diện Cty TNHHMTV Khai thác điểm đổ xã Hà Nội cho biết, Hà Nội mới chỉ chấp thuận nguyên tắc về chủ trương. Đơn vị này vẫn chờ ý kiến của các Sở, ngành liên quan để xây dựng phương án cụ thể. 

Chấp thuận phương án xây bãi đỗ xe ngầm trong CV Thống Nhất

UBND TP Hà Nội chấp thuận nguyên tắc phương án xây dựng bãi đỗ xe ngầm kết hợp trồng cây xanh tại 295 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng.

Nghi ngờ về lời hứa?

Công ty TNHH Một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội vừa đề nghị UBND Thành phố xem xét, chấp thuận phương án đầu tư xây dựng tại 295 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng (thuộc phạm vi công viên Thống nhất) một bãi đỗ xe ngầm.

Đồng thời, Công ty này cũng “hứa” sẽ kết hợp trồng cây xanh hiện đại, cùng với các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn, thu hút lượng lớn khách du lịch đến Hà Nội.

Thông tin trên nhanh chóng làm dư luận Thủ đô quan tâm. Sáng 8/5, có mặt tại công viên Thống Nhất để tập thể dục, ông Hoàng (một người dân sống cạnh công viên) đã có những tâm tư về dự án.

{keywords}
Phía sau hàng rào bằng tôn này dự kiến sẽ là bãi đỗ xe ngầm

Ông Hoàng chỉ ra rằng: "Bình thường đường Lê Duẩn (từ ngã ba Trần Nhân Tông đến ngã tư Đại Cồ Việt) là đường 2 chiều luôn xảy ra ách tắc giao thông, đặc biệt khu vực này có Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty xi măng Việt Nam, bệnh viện lớn (Bạch Mai), trường ĐH lớn (ĐH Bách Khoa, ĐH Xây dựng, ĐH Kinh tế quốc dân), khách sạn lớn (Niko), rạp xiếc Trung ương... Hiện, TP muốn xây dựng bãi đỗ xe ngầm ở khu vực này thì lượng ô tô đổ về đây sẽ rất đông, tình trạng ách tắc càng tăng cao".

"Theo dự kiến bãi đỗ xe chứa được 390 xe, mỗi ngày ra vào 2 lượt trung bình khoảng 780 lượt/vào ra chưa kể các xe vãng lai như vậy tuyến đường này sẽ kẹt cứng gây ùn tắc giao thông, nguy cơ mất an toàn cho người dân", ông Hoàng phân tích thêm.

Một độc giả tên Nam cũng đồng tình: "Ai qua lại đường Lê Duẩn đoạn công viên này thì quá hiểu. Hiện nay xe từ trong tập đoàn than và khoáng sản ra đã làm cho đoạn này thường xuyên ùn tắc rồi nay lại thêm bãi đỗ xe ngầm này nữa thì sẽ càng thêm ùn tắc nghiêm trọng hơn".

"Nếu làm bãi đỗ xe ô tô ở công viên thì các nhà quy hoạch, quản lý có nghĩ đến lượng khí thải từ các xe ô tô ra vào suốt ngày đêm làm ô nhiễm môi trường không? và tiếng ồn liệu có ảnh hưởng đến môi trường yên bình của  công viên?", bạn Vinh, một SV ĐH Bách khoa đang đọc sách trong công viên e ngại.

Tương tự, ông Hải Vân (60 tuổi) trăn trở: "Quảng cáo là trồng cây xanh trên bề mặt nhưng bề mặt là bê tông cứng thế thì loài cây nào sống nổi? Có dám trồng cây lớn để rễ cây đâm thủng nền xi măng, đất ẩm thấm xuống trần của bãi đỗ xe ngầm không? Trên mặt không thể trồng cây xanh bóng mát vì đây là trần bê tông chỉ có thể trồng thảm cỏ, cây hoa ngắn ngày (như trồng rau sạch trên sân thượng) thôi".

"Nếu vẫn khăng khăng là sẽ trồng cây xanh trên đất đấy chúng tôi muốn biết đó là loài cây gì?Bao nhiêu cây và lúc nào trồng?", ông Vân chia sẻ.

Dân cần công khai

Nhà cách công viên 4 km nhưng sáng nào ông Nguyễn Văn Huy cũng đều đặn đến đây để tập thể dục, ông nói: "Xung quanh đây ngoài công viên Thống Nhất còn chỗ nào để người dân thư giãn nữa đâu? Từ năm 1997, dự án khách sạn SAS Hanoi Royal Hotel đã bị phản đối bởi người dân và báo chí lên tiếng, giờ đáng ra trả lại cho công viên thì Hà Nội lại định thay vào bằng một dự án khác, như thế liệu có hợp lý?".

Ông Huy nói thêm rằng, mình là người gắn bó cả đời với Thủ đô nên có nhiều trăn trở: "Người dân cần được biết phương án cụ thể, công khai về dự án: Ai là chủ đầu tư? Thời gian thực hiện? Trồng cây gì phía trên bãi đỗ xe ngầm?".

Theo ông Huy, nên có một sơ đồ cụ thể cho người dân hình dung, góp ý cong khai.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Chung nhấn mạnh "Nếu thành phố không quyết liệt, sau khi xây xong bãi đỗ xe sẽ còn nhiều dự án khác tiếp tục "giết" công viên Thống Nhất"

Đi dạo trong công viên, ông Nguyễn Văn Chung (SN 1935), một trong những thanh niên tình nguyện xây dựng công viên Thống Nhất từ năm 1960, nói: "Hà Nội còn lại một chút này thôi, bao nhiêu đất đã nhường lại cho các tòa cao ốc, nhà ở, xe cộ, khách sạn...Tôi là người từng tham gia trồng cây, đào hồ, đắp đất... để tạo nên công viên này, giờ đau lòng khi công viên ngày càng bị xà xẻo. Nếu thành phố không quyết liệt, sau khi xây xong bãi đỗ xe sẽ còn nhiều dự án khác tiếp tục "giết" công viên Thống Nhất".

Tương tự, ông Lê Hạnh (53 tuổi) nói: "Xây bãi đỗ xe chỉ phục vụ số ít (390 xe) trong khi mảnh đất đấy có thể phục vụ người dân cả thành phố".

Tuy nhiên, cũng có những người dân lại chỉ ra rằng bãi đỗ xe ngầm cũng là một giải pháp khả thi.

Chị Hoàng A., nhân viên công ty cây xanh làm việc ở công viên Thống Nhất, nói: "Mảnh đất này đã để hoang nhiều năm nay nên cải tạo để làm bãi đỗ xe có ích cho thành phố còn hơn là để phí. Bên cạnh đó, việc làm bãi đỗ xe cũng không ảnh hưởng gì đến môi trường công viên Thống Nhất khi cửa bãi xe sẽ mở ở phía đường Lê Duẩn".

Đồng tình, anh Hải Nam, một người dân ở khu vực này cũng khẳng định: "Nhu cầu để xe ô tô đặc biệt là về sau này của người dân Hà Nội hiện đang là rất lớn. Thay vì đậu trên vỉa hè hay các bãi xe nhỏ ở xung quanh công viên chiếm nhiều diện tích và mất mỹ quan thì người dân sẽ di chuyển xe xuống dưới hầm. Nếu đơn vị thi công đảm bảo được việc sử dụng phần ngầm (làm bãi để xe) và phần nổi làm thành nơi vui chơi giải trí, trồng cây cho người dân thì cũng là một mũi tên bắn hai con nhạn".

Hình ảnh bất ngờ nơi HN định làm bãi đỗ xe ngầm

Thật bất ngờ, ô đất này lâu nay được một đơn vị tư nhân thuê làm bãi trông xe ôtô, xe máy và điểm rửa xe...

Ngọc Trang