– Có thể nói, không khu vực nào trong nghĩa trang online lại có nhiều câu chuyện và tình tiết giàu cảm xúc như ở 'nghĩa trang thiếu nhi'. Có những nữ sinh ngày ngày cắp sách tới trường nhưng đêm về gục mặt trên bàn phím để khóc trước mộ ảo của con, xin con tha thứ vì đã tước bỏ quyền làm người chính đáng của đứa trẻ…
Bao phủ toàn bộ khu vực 'nghĩa trang thiếu nhi' là sự pha trộn của tất cả các loại cảm giác: buồn bã, đau khổ, tiếc nuối, thương nhớ, hờn giận, trách móc, ăn năn, day dứt, v...v… của những người mẹ và những vị khách vào viếng thăm, chia sẻ.
Có thể nói, chưa ở nghĩa trang nào mà người nằm dưới mộ lại hưởng dương "khiêm tốn" như ở nghĩa trang thiếu nhi.
Những con số 4 tuần, 6 tuần, 7 tuần, v..v... cứ lần lượt hiện lên trước mắt người xem. Vào nghĩa trang này mới thấy một “bộ mặt” khác của những nữ sinh tuổi teen phải phá thai khi tuổi đời còn quá trẻ… Khi chỉ còn lại một mình, những day dứt, đau đớn mới trở lại với họ như bao con người trưởng thành khác…
4 đứa con cùng chung một mộ
Choáng nhất trong khu vực nghĩa trang thai nhi là mộ phần chung của 4 bé (cùng một mẹ). Ngôi mộ ảo này được lập ngày 13/6/2011, trên bia mộ ghi tên 4 đứa con cùng số ngày ngắn ngủi được tồn tại trên đời: Mai (1 tuần tuổi) – Sao (2 tuần tuổi) – Tuấn (3 tuần và 15 ngày tuổi) – Tùng (5 tuần tuổi).
Người mẹ đã 4 lần phá thai này đau khổ viết: “Vậy là cho đến giờ, mẹ mới lập mộ được cho các con yêu của mẹ. Mẹ đã không đủ dũng cảm để giữ các con lại, chỉ vì mẹ không dám chịu trách nhiệm trước những hành động của mình... Giờ đây, ba mẹ rất hối hận các con à. Hãy tha lỗi cho ba mẹ nhé... Ba mẹ đã đặt tên cho các con rồi. Hãy cùng ở bên nhau, hòa thuận, yêu thương nhau thật nhiều các con nhé. Những thiên thần của ba mẹ. Yêu các con thật nhiều ...”.
"Vậy là cho đến giờ, mẹ
mới lập mộ được cho các con yêu của mẹ. Mẹ đã không đủ dũng cảm để
giữ các con lại ..." |
Thông thường, những thai nhi bị cha mẹ bỏ khi mới hình thành đều được xử lý như rác thải y tế (với thai nhi nhỏ). Còn với các thai nhi đã lớn, thành hình hài đầy đủ, các bé sẽ được người trông nom nhà xác bệnh viện tắm rửa sạch sẽ rồi chuyển đến nơi hỏa táng.
Tro cốt của các bé sẽ được mang đến các nghĩa trang, đặt trong một khu vực riêng biệt và các lọ tro cốt đều vô danh...
Vì thế, những ông bố bà mẹ đã phá thai sẽ không bao giờ có thể biết con mình được mang đi đâu và cũng không có mộ phần để thờ cúng. Nhưng ở nghĩa trang online này, ngoài việc tạo được cho linh hồn các thai nhi bé bỏng một nơi “trú ngụ” ấm cúng, nó còn giúp ba mẹ chúng giải tỏa được những ăn năn, day dứt không dám thổ lộ với ai…
Những ngôi mộ ảo chất đầy hoa,
đồ chơi và gấu bông |
Để con ở thế giới bên kia bớt lạnh lẽo, người mẹ này còn gửi kèm trên bia mộ rất nhiều đồ chơi, quần áo, bình sữa, trái cây, thậm chí gửi cho con một chiếc giường ngủ ấm áp với đầy đủ đồ dùng xinh xắn: “Mẹ gửi cho Win này, Win có thích không?”
Sau những lời “thú tội”, cô gái trẻ liên tiếp nhận được những lời chỉ trích cho rằng những lời nói, hành động trên đã quá muộn mạng, thực chất chỉ là ngụy biện cho ham muốn của bản thân.
Người mẹ đau khổ đã phải thốt lên những lời cay đắng trước mộ con, dù chỉ là mộ ảo: “Mẹ không muốn bào chữa gì cho việc làm của mẹ nữa, nhưng người ta giá mà hiểu được cảm giác tội lỗi, hối hận và dằn dặt như thế nào trong từng giây, từng phút mà những người như mẹ phải chịu đựng thì chắc người ta sẽ không phũ phàng nói những lời đó đâu con nhỉ?”.
Phá thai – thực tế nhiều hơn con số thống kê?
Trong khu vực 'nghĩa trang thiếu nhi' này, có thể thấy chiếm thế áp đảo là đối tượng nữ sinh còn đang đi học.
Người xem có thể bắt gặp hàng loạt những lời tâm sự, nhắn nhủ như: “Mai mẹ đi thi rồi nên hôm nay mẹ chỉ trò chuyện với con một lát thôi nhé, thi xong mẹ sẽ lại vào thăm con nhé”; “Hôm nay mẹ vừa hoàn thành bài kiểm tra giữa kỳ xong, đề dễ nên mẹ làm tốt, mẹ vui quá con à. Con đang làm gì vậy, đã măm măm chưa?".
Trên mỗi bia mộ có thể là một cái tên đầy đủ, vẹn toàn nhưng cũng có những bia mộ mà chỉ cần đọc tên thôi là cũng đã cảm thấy khóe mắt cay cay: Mộ bé Nguyễn Hữu Vô Danh, mộ bé Hoa Thủy Tinh, Bồ Công Anh, vv ... Có những người lập mộ, đặt tên cho con rồi phân trần: “Mẹ không biết con là trai hay gái, mẹ cứ gọi con là Vũ Tây Thy con nhé. Với ước mong con sẽ luôn xinh đẹp, khỏe mạnh”; “Mẹ gọi con là pé Sún nhé, là trai hay gái thì pé Sún của mẹ chắc chắn sẽ rất đáng yêu”, vv...
Ngôi mộ của những đứa trẻ hưởng dương 3 tuần tuổi, 5 tuần tuổi nằm chung với nhau ... Những người phá thai rồi vào đây lập mộ cho con hầu như đều là các nữ sinh, có những người nạo, phá thai 2, 3 đến 4 lần |
Có những người mẹ đếm từng ngày kể từ khi nạo thai: “Hôm nay là tròn một tuần kể từ ngày mẹ con mình xa nhau rồi đấy. Mẹ nhớ cái cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi vì con. Mẹ nhớ lắm lắm, bây giờ mẹ không thể có lại cái cảm giác đó rồi. Mẹ nhớ con, yêu con biết bao nhiêu. Nhưng một người mẹ chưa đến 18 tuổi như mẹ không còn lựa chọn nào khác là phải rời xa con. Hãy tha thứ cho mẹ, con nhé”.
Báo chí đã từng nói nhiều đến chuyện phá thai trong giới trẻ, nhưng vào nghĩa trang này rồi mới thấy có thể những con số được nắm bắt chưa phản ánh đúng thực tế đau buồn này. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là chỉ khi vào nghĩa trang này người ta mới thấy những dằn vặt, đau khổ đằng sau một quyết định hết sức khó khăn.
Các bác sỹ sản khoa làm nghề phá thai cho biết, một khi đã đến bệnh viện để phá thai, các cô gái đã suy nghĩ, cân nhắc rất kỹ và thực sự đã rất quyết tâm. Vì thế, họ thường dửng dưng, im lặng khi đối mặt với các thầy thuốc. Một phần vì đã “xác định tư tưởng”, một phần vì sợ “khóc lóc” sẽ bị các bác sỹ la mắng.
Nhưng từ trong thâm tâm của mình, các bác sỹ sản khoa cho biết, khi phải phá thai, bất kể một cô gái nào cũng muốn giấu đi bộ mặt thật của họ: Đó là sự đau khổ, ân hận.
Đây cũng chính là lý do khiến khu vực 'nghĩa trang thiếu nhi' trở thành nơi được truy cập nhiều thứ 2 trong toàn bộ nghĩa trang ảo (khu vực đông nhất là Nghĩa trang chung). Người đọc có thể đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những tấm bia mộ bé tí xíu nhưng tấm nào cũng đầy hoa, quà, áo quần, đồ chơi và những giọt nước mắt ân hận muộn màng…
Tất cả những người mẹ tham gia vào 'nghĩa trang thiếu nhi' này đều cầu mong các con của mình ở thế giới bên kia sẽ gặp gỡ và yêu thương, sưởi ấm cho nhau, sớm đầu thai vào một người mẹ khác để có thể được hưởng một cuộc sống tốt đẹp mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đáng được hưởng…
N.Anh
Bài 1: Lặng người ở nghĩa trang hàng vạn hài nhi
Hơn 42.200 hài nhi bị cha mẹ bỏ rơi hiện đang yên
nghỉ tại hai nghĩa trang bào thai ở Thừa Thiên – Huế.
Những dòng thơ than khóc, trách cha mẹ viết trên những
ngôi mộ tí xíu vô danh khiến người đọc phải lặng người…
Bài 2: Hậu họa khủng khiếp sau những lần phá thai
Trong khi nạn phá thai đang "hoành hành" thì hàng
ngày vẫn có những người khát khao có được một đứa con.
Trong số đó cũng có không ít người từng có một quá khứ
“tơi bời khói lửa” vì đã phá thai không chỉ 1 lần.
Bài 3: Vật vã trước mộ hài nhi xin tha thứ
Tại những nghĩa trang hài nhi lạnh lẽo thi thoảng lại
bắt gặp những người phụ nữ len lén tìm đến thắp hương
rồi khóc lóc vật vã trên một ngôi mộ vô danh nào đó, như
một cách để bày tỏ lòng ân hận…
Bài 4: Tâm sự trĩu nặng của BS chuyên nghề phá
thai
Bác sỹ Dung vẫn nhớ như in những cảm xúc
trăn trở nặng trĩu, những cuộc tranh đấu tư
tưởng trước khi bắt đầu làm công việc mà
nhiều người duy tâm đã cho là “thất đức”
này.
Bài 5: Khó tin thiếu nữ phá thai 4
lần trong năm
'Có những người nạo thai đến 4
lần trong 1 năm, và người này
mới có 23 tuổi. Cô ấy biết phá
thai có thể sẽ gây vô sinh,
nhưng cô ấy nghĩ vô sinh sẽ
'không dám động' đến mình'.
Bàng hoàng khám phá 'nghĩa địa online'
Vì nhiều lý do khác nhau,
nhiều nhân vật trong các trò chơi trực tuyến (game online) phải “từ giã cõi
đời”. Đau đớn trước sự ra đi này, các game thủ đã vào một nghĩa trang online để
… lập mộ thờ “người yêu” của mình!
Tự “chôn sống” mình ở nghĩa trang online
“Con đã làm những việc không tốt. Con tự lập mộ này cho con để cầu
mong ba mẹ tha thứ, bỏ qua cho con những lỗi lầm. Con chẳng còn sống
được bao lâu nữa”, tâm sự của một thành viên trên nghĩa trang online...
|