Tại khu vực cầu Ghềnh sập, lòng sông toàn đá cộng với thủy triều lên xuống nhanh nên công tác trục vớt các nhịp cầu dưới đáy sông gặp nhiều khó khăn. Dự kiến việc trục vớt sẽ hoàn thành trước 1/4.

Sáng nay, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) đã bắt đầu triển khai công tác trục vớt các nhịp cầu Ghềnh đang nằm dưới đáy sông Đồng Nai (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

{keywords}

Sáng nay, sà lan kéo chở theo cẩu nổi tiến vào khu vực cầu Ghềnh để chuẩn bị cho công tác trục vớt các nhịp cầu sập.

Ghi nhận vào lúc 10h30, cẩu nổi có công suất 500 tấn (lớn nhất Việt Nam hiện nay) được sà lan có tải trọng 3.600 tấn chở đã áp sát khu vực cầu Ghềnh phía hạ lưu, các đơn vị thi công thực hiện đóng cọc xuống lòng sông nhằm giúp sà lan neo đậu chính xác vị trí.

{keywords}

{keywords}

Đơn vị trục vớt đưa sà lan 3.600 tấn chở cẩu nổi lớn nhất Việt Nam áp sát cầu Ghềnh.


{keywords}

Mục đích là để tách nhịp dầm số 2 đang dính lơ lửng, đưa xuống hẳn dưới lòng sông.

Dưới lòng sông, hàng chục người nhái lặn xuống nước để cắt các hạng mục, nhịp cầu gãy dưới đáy sông. Theo nhóm người nhái, các nhịp cầu sập nằm ở độ sâu khoảng 13-14m.

Vừa trở vào bờ, nhóm thợ lặn cho biết, hiện tại các thanh sắt bị vướng bên dưới đã được cắt rời. Trong chiều nay, nhóm sẽ tiếp tục dọn xung quanh 2 nhịp cầu Ghềnh đã bị sập để chuẩn bị trục vớt.

Theo nhóm thợ lặn, phía dưới lòng sông tại khu vực cầu sập có nhiều đá, cộng với thủy triều lên xuống nhanh nên việc tiếp cận các nhịp cầu gặp khó khăn do bị nước cuốn. Tuy nhiên, nhóm thợ lặn cho biết đã đánh dấu được các vị trí cần trục vớt.

“Chúng tôi thấy chiếc tàu kéo nằm dưới đáy sông nhưng tàu đã bị bể nát và gần như biến dạng hoàn toàn”, một thợ lặn nói.

{keywords}

Người nhái tham gia trục vớt vào sáng nay

Theo Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10, những phần chìm dưới nước sẽ được người nhái neo, móc treo vào hệ thống cẩu, sau đó kéo lên các tàu, sà lan rồi đưa vào địa điểm tập kết.

Trong quá trình trục vớt sáng nay, các phương tiện thủy vẫn được lưu thông qua cầu Ghềnh nhưng dưới sự điều tiết hướng dẫn của lực lượng CSGT thủy.

Ông Đặng Trung Thành – Phó Cục trưởng Cục QLXD công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết: “Kế hoạch ngày hôm nay đóng cọc xuống sông khu vực cầu sập để chốt vị trí neo sau đó sẽ đưa vào vị trí trục vớt. Sà lan chứa cẩu nổi sẽ được xoay ngang móc vào nhịp 2 đang treo để các thợ lặn tiếp tục cắt và hạ xuống nước. Sau đó, sẽ triển khai các bước tiếp theo để trục vớt cầu Ghềnh” .

Theo ông Thành, công tác trục vớt hoàn thành chậm nhất trong ngày 1/4 để triển khai công tác xây dựng cầu mới.

Theo Dân Việt