- Không còn nhận ra chính mình khi bị a xít bào mòn, hủy hoại thân thể, chị Loan chỉ muốn tự tử để giải thoát nhưng vì chồng vì con chị đã chấp nhận số phận. Chị vực dậy tinh thần, chịu cảnh "sống không bằng chết" để lao động nuôi người chồng bệnh và lo cho con trai ăn học...Hi vọng một ngày pháp luật sẽ tìm ra kẻ thủ ác và xử lý thích đáng.

Hai cô gái bị tạt a xít trên phố Sài Gòn

XEM CLIP: 

Nỗi đau a xít

Dắt díu nhau từ miền Bắc vào Sài Gòn mưu sinh với công việc chính là bơm vá, sửa chữa xe trên lề đường Trường Chinh (quận Tân Bình). Những tưởng, gia đình chị Vũ Thị Loan (36 tuổi, quê Hưng Yên, ở trọ tại đường Ấp Bắc, phường 13) sẽ có một cuộc sống yên bình thì bất ngờ tại họa ập đến.

{keywords}

Bất chấp nắng mưa, gia đình nạn nhân bị tạt a xít luôn có mặt tại ngã ba Trường Chinh - Ấp Bắc (P13, Q.Tân Bình) từ 15h chiều đến 0 giờ sáng ngày hôm sau để mưu sinh...


Chị Loan vẫn nhớ như in buổi chiều cách đây 3 năm khiến gia đình chị rơi vào cảnh đảo lộn: “Hôm đó là chiều 21/9/2013, tôi đang vá xe cho khách. Bất ngờ, có 2 thanh niên đi xe máy tới, họ tưới nguyên ca nước vào người tôi, từ đầu đến chân rồi tức tốc bỏ chạy. Lúc đó tôi gào thét đau đớn, toàn thân cháy rát rồi bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, tôi phát hiện mình đang cấp cứu trong bệnh viện”- người phụ rưng rưng nước mắt kể lại.

Anh Phạm Quang Tân (chồng chị Loan) cho hay, khi vợ lâm nạn, cả gia đình chỉ có khoảng 800 nghìn đồng, trong khi đó các bác sĩ nói phải chuẩn bị cả trăm triệu để điều trị.

“Cũng may, gia đình tôi được một bác ở ngã ba Trường Chinh - Ấp Bắc thương nên cho 40 triệu đồng. Số còn lại, chúng tôi vay bạn bè, gia đình ngoài quê gửi tiền vào, cùng số tiền được những người quen ở xóm trọ gom góp để điều trị cho vợ tôi” – người chồng kể.

Anh Tân vốn bị liệt một tay, thêm bệnh đau bao tử; thương vợ, thương con, anh cũng chỉ biết ra ngoài phụ giúp chút ít công việc do sức khỏe không cho phép. Từ lâu chị Loan đã là trụ cột của gia đình. Đứa con trai duy nhất là bé Tiến cũng phải nghỉ học giữa chừng, lăn lộn tại vỉa hè phụ mẹ bơm vá.

Kể khi lâm nạn, chị Loan phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật. Mang trên mình hàng trăm vết sẹo lớn nhỏ cùng hàng loạt di chứng sau tai ương bất ngờ. “Không còn nhận ra chính mình khi bị a xít bào mòn, huy hoại thân thể, tôi chỉ muốn chết đi cho xong”- chị Loan nức nở.

{keywords}
Chị Loan và con trai
{keywords}
Nỗi đau a xít suốt 3 năm qua luôn ám ảnh chị Loan 
Thế nhưng, nghĩ đến cảnh gia đình khánh kiệt, người phụ nữ đã vực dậy tinh thần, gắng gượng tập đi, phục hồi sức khỏe, tiếp tục mưu sinh lề đường kiếm tiền lo cho chồng bệnh và con trai quay trở lại giảng đường.

Về nguyên nhân dẫn đến việc bị tạt axít, chị Loan khẳng định không hề có mâu thuẫn với ai, ngoại trừ việc cự cãi với một người gần điểm trông giữ xe trước đó 5 ngày và chị Loan từng bị người này đe doạ tạt axít. Năm ngày sau, chị dính ca axít oan nghiệt đó.

Lo vụ án chìm xuống ?

Trò chuyện với PV, chị Loan liên tục òa khóc. Chị cho biết, sau vụ tạt axít kinh hoàng xảy ra, chị đã làm đơn trình báo đến công an quận Tân Bình. Tuy nhiên, gần 3 năm trôi qua nhưng mọi thông tin về việc xác định nghi can gây ra vụ tạt axít vẫn chưa có chút manh mối nào.

{keywords}
{keywords}
Người phụ nữ trong vụ án axít kinh hoàng trên phố Sài Gòn vẫn quyết tâm vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống   
Chị Loan nói tiếp: "Cách đây gần 1 tháng, tôi cùng chồng đến công an quận Tân Bình hỏi thông tin về vụ án tạt a xít. Tại đây, người thụ lý hồ sơ nói, sự việc đã bị tạm ngưng do thời gian quá lâu. Nghe nói vậy, chị Loan thắc mắc hỏi lý do vì sao tạm ngưng mà không thông báo cho gia đình biết thì người thụ lý hồ sơ nói đã gửi thông báo cho gia đình rồi nhưng không có ai nhận" (?)

Theo chị Loan, gần ba năm chịu cảnh sống không bằng chết, chị vẫn mong mỏi một ngày nào đó pháp luật sẽ tìm ra kẻ thủ ác, gây tội ác cho chị. Thế nhưng, việc cơ quan công an quận Tân Bình thông báo trì hoãn vụ án khiến chị rất hoang mang, lo sợ vụ án bị chìm xuống.

Anh Phạm Quang Tân (chồng chị Loan) cho biết: Dù nắng hay mưa, gia đình anh vẫn có mặt tại ngã ba Trường Chinh - Ấp Bắc từ 15h, làm việc đến 0 giờ mới trở về nhà. Điều hạnh phúc nhất của gia đình bây giờ là được chăm lo cho con trai là cháu Phạm Quang Tiến được đến trường.

“Tiến rất chịu khó học hành. Những lúc mẹ sửa xe cho khách, Tiến luôn kề cận phụ giúp, lấy đồ nghề. Nhiều lúc có bạn học đến rủ đi chơi nhưng Tiến từ chối vì biết nhà mình khó khăn, sợ mẹ làm một mình cực nhọc”- anh Tân nói về đứa con trai.

Người chồng nói thêm: “Giờ tôi không mong muốn làm giàu như xưa. Chỉ mong có sức khỏe để phụ giúp vợ, chăm sóc lẫn nhau và tiếp tục nuôi con ăn học. Quan trọng hơn, tôi sẽ sát cánh cùng vợ để tiếp tục hành trình đi tìm sự thật, tìm ra kẻ gây tai họa cho gia đình tôi những nhiều năm rồi vẫn ngoài vòng pháp luật ”.

Như Sỹ