- “Chuyện tiêu cực trong tiếp viên hàng không là có, nhưng đó chỉ là số ít, một con sâu làm rầu nồi canh. Những trường hợp như trên nếu phát hiện đều bị xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật”.

Trước khi VietNamNet đăng loạt bài về tiếp viên hàng không, dường như rất nhiều người còn hiểu mơ hồ về nghề bấy lâu được coi là 'hot' này.

Để 'giải mã' những 'bí ẩn' quanh nghề tiếp viên hàng không, nhất là trong khâu đào tạo và quá trình làm việc, chúng tôi đã gặp bà Phạm Thị Phương Hải, Đoàn trưởng Đoàn tiếp viên của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) .

Theo bà Hải, tiếp viên hàng không là một nghề đặc thù đòi hỏi người làm nghề phải có sự đam mê cũng như biết sắp xếp chuyện gia đình vì giờ giấc công việc thất thường.

'Dù đã trở thành tiếp viên hàng không rồi, họ vẫn phải tham gia các khóa huấn luyện định kỳ để cập nhật thông tin, nâng cao nghiệp vụ' - Ảnh: Đoàn tiếp viên cung cấp

Là người đã mấy chục năm trong nghề tiếp viên, bà Hải tâm sự: “Mọi người cứ coi tiếp viên hàng không là một nghề hot. Điều đó đúng với trước đây thôi. Tôi chỉ có thể nói tiếp viên hàng không được trả xứng đáng so với công sức họ bỏ ra.

Mọi người bàn tán về chuyện tiếp viên hàng không yêu nhau hoặc yêu phi công. Đối với chúng tôi đó là chuyện tốt, bản thân tôi rất hoan nghênh bởi khi các em lấy được người cùng nghề thì sẽ thấu hiểu và dễ thông cảm, cống hiến tốt hơn cho công việc.




Tập luyện phục vụ khách của tiếp viên hàng không - Ảnh: Đoàn tiếp viên cung cấp

Tôi đã từng chứng kiến và được mời dự rất nhiều đám cưới của các tiếp viên hàng không mà vợ chồng là đồng nghiệp của nhau. Việc vợ và chồng đều bay không ảnh hưởng gì lắm đến chuyện chăm sóc con cái, bởi đâu phải lúc nào họ cũng trùng lịch. Có thể các cặp vợ chồng đó thiệt thòi vì ít được gặp nhau, nhưng họ đều chấp nhận và coi đó là  bình thường”.

Theo bà Hải, mỗi năm, trung bình hãng hàng không VNA đào tạo được khoảng 300 tiếp viên.

Hiện nhu cầu tuyển dụng của hãng rất lớn, bởi vào mùa cao điểm, có ngày VNA tổ chức tới 370 chuyến bay cả trong nước và quốc tế.

Theo quy định, để đảm bảo an toàn sức khỏe, một tiếp viên hàng không không được bay quá 100 h/tháng.

Hiện nay, VNA khai thác mỗi tiếp viên chỉ khoảng từ 80 đến 90 h bay/tháng.

Thông thường, một tiếp viên hàng không được tuyển chọn phải thỏa mãn các yêu cầu như: Nữ từ 18 – 28 tuổi, cao từ 158 cm – 175 cm, nam tuổi từ 18 – 30, cao từ 165 cm – 182 cm, tốt nghiệp từ phổ thông trung học trở lên, sức khỏe đảm bảo, lý lịch rõ ràng, giao tiếp cởi mở và tiếng Anh TOEIC tối thiểu từ 350 điểm trở lên.

Khi trúng tuyển, tiếp viên sẽ được đào tạo thêm về tiếng Anh, học để hiểu về máy bay cũng như các kỹ năng cần thiết khác…

Dù đã trở thành tiếp viên hàng không rồi, họ vẫn phải tham gia các khóa huấn luyện định kỳ để cập nhật thông tin, nâng cao nghiệp vụ.

Tập luyện cứu hộ trên biển - Ảnh: Đoàn tiếp viên cung cấp

Mới vào nghề, tiếp viên hàng không sẽ bay tuyến nội địa trước. Sau một thời gian tích lũy đủ số giờ kinh nghiệm bay và tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh, họ sẽ được sắp xếp cho bay tuyến quốc tế.

Bà Hải cho biết, thu nhập của tiếp viên tuyến nội địa và quốc tế không có sự phân biệt nhiều, bởi thù lao của họ cao hay thấp phụ thuộc vào số giờ bay.

Có thể tiếp viên tuyến nước ngoài có cơ hội mang hàng xách tay về, nhưng đó là chuyện được cho phép, không ai cấm đoán cả.

Tiếp viên bay tuyến quốc tế, khi sang nước ngoài cũng thường xuyên được học tập, trao đổi kinh nghiệm với các tiếp viên của những hãng hàng không khác.

“Điều quan trọng tiên quyết cho một chuyến bay là sự an toàn. Cuối ngày, tình hình các chuyến bay đều được thông tin về cho Phòng an toàn chất lượng đoàn tiếp viên để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời. Đôi khi tiếp viên hàng không cũng gặp phải những tình huống khó xử do hành khách quấy rối, táy máy, thiếu hiểu biết, làm ảnh hưởng chung đến chất lượng của chuyến bay. Chính vì vậy, sắp tới VNA sẽ có một diễn đàn trên truyền hình nhằm phổ biến kiến thức đi máy bay cho người dân” – bà Hải nói.

  • Thanh Huyền

Vén màn tự sự tiếp viên hàng không Việt Nam
Những tiếp viên lâu năm cho biết khi mới vào nghề, việc thường xuyên họ phải làm là ngồi trực toa-lét, giữ cho toa-lét luôn khô ráo, sạch sẽ. Càng làm lâu, những hào nhoáng của nghề càng phai nhạt
 
Khách đòi nude, tiếp viên hàng không phát hoảng
Cho rằng mình đã bỏ nhiều tiền để mua vé VIP nên vị khách VIP đã khăng khăng đòi ... nude 100% khiến nữa tiếp viên hàng không xấu hổ và phải bó tay!
 
Pha tác nghiệp thót tim của tiếp viên hàng không
Một số hành khách không khai báo tình trạng sức khỏe, tự đưa tính mạng của mình vào thế nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến cả chuyến bay. Những lúc như thế tính mạng hành khách chỉ còn biết trông cậy vào tiếp viên hàng không.
 
Chuyện tiếp viên HK chẳng giữ được mình
Vì lợi nhuận lớn, lại gặp thuận lợi vì được đi nhiều nước trên thế giới nên nhiều tiếp viên hàng không Việt Nam (cũng như các bộ phận còn lại trong ngành hàng không) đã “nhắm mắt đưa chân” tiếp tay cho hành vi buôn lậu
 
Tiếp viên hàng không và 'bi kịch đốt tiền'
Vì thời gian làm việc căng thẳng nên các tiếp viên không có nhiều thời gian để tiêu tiền. Bởi thế, không ít người đã “nướng” tiền vào các trò vô bổ như một cách để tiêu khiển.
 
Nam tiếp viên hàng không bị đại gia 'gạ gẫm'
'Nếu phục vụ ở các khoang thương gia, có nhiều đại gia, khách VIP (phần đông là khách nam) thì khả năng “bị” gợi ý, mời mọc là cao hơn các khoang khác...'.
 
Nữ tiếp viên hàng không 'cặp' với 3 đại gia
Với những nữ tiếp viên hàng không, ai được phục vụ trong các khoang thương gia có thể coi là may mắn. Bởi họ được tiếp xúc với những đối tượng trình độ cao, nhiều tiền của.