- Ông Thân Văn Thanh,
Chánh văn phòng, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: Trong 6 tháng đầu
năm số người chết do tai nạn giao thông đều tăng hơn so cới các tháng cùng kỳ
năm trước. Trong đó, 100% vụ tai nạn xe khách đường dài là do tư nhân quản lý.
Tin liên quan:
“Tai nạn đã cướp mất bố em rồi”
Thắt tim trên những 'cỗ quan tài bay'
Theo ông Thanh, nguyên nhân gây tai nạn ở các tuyến xe khách đường dài là do có doanh nghiệp cho thuê khoán định mức đối với lái xe, trong đó có doanh nghiệp vận tải chỉ có 1 đến 2 xe nhưng vẫn đứng tên kinh doanh cho thuê lái.
Ông Thanh dẫn chứng: Có người khoán chạy tuyến Hà Nội – Sài Gòn cho lái xe một thời gian nhất định “lời ăn lỗ chịu”, điều này gây sức ép cho lái xe, và để hoàn thành và vượt mức thời gian chủ khoán, lái xe bất chấp liệng lách, chạy quá tốc độ quy định để kịp chuyến, dẫn đến tai nạn đáng tiếc xảy ra.
80% tai nạn nghiêm trọng do xe khách. |
Cũng theo ông Thanh, có một thực tế số vụ tai nạn xe chở khách đường dài thường xảy ra vào ban đêm, nguyên nhân chủ yếu là do lái xe không bố trí đủ nhân lực để thay thế cầm lái khiến tài xế quá mệt mỏi.
“Theo luật giao thông quy định, nếu như 10h đêm xe xuất phát thì đến 2h đêm lái xe phải được nghỉ để người khác thay thế, nhưng thực tế có nhiều trường hợp đến 2h người lái đó không được nghỉ và lái tiếp đến 3h thì gây tai nạn chết người. Đây là một thực tế đang diễn ra”, ông Thanh cho biết.
Theo ông Thanh, sở dĩ có những bất cập trên, một phần là do luật giao thông và luật doanh nghiệp vận tải có sự “chênh nhau” nên dẫn đến các doanh nghiệp vận tải hành khách không thực hiện nghiêm luật an toàn giao thông.
“Tôi đã làm việc với ban thư ký ban hành luật doanh nghiệp, và nói rõ sẽ quy định một số quy định bắt buộc tài xế lái xe và chủ phương tiện phải thực hiện, thì họ lại cho rằng đã can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi rất bất bình về vấn đề này, bởi nếu tự do kinh doanh mà gây ra tai nạn chết người thì không được”, ông Thanh bức xúc.
Trước những bất cập trên, ông Thanh cho rằng, cần phải tổ chức lại vận tải xe khách cho phù hợp. Cụ thể, “anh yếu thì kinh doanh đường ngắn, anh khoẻ thì kinh doanh đường dài”. Nguyên tắc này hiện đã đươc cụ thể hoá trong luật giao thông đường bộ.
Trong đó, quy định đã vận tải hành khách đường
dài thì phải có bộ máy quản lý an toàn giao thông và phải lắp thiết bị giám sát
hành trình (hộp đen) để chủ xe có thể giám sát được. Cơ quan chức năng cũng có
thể dựa vào đó để giám sát.
Bất cập trong sát hạch và đào tạo bằng lái
Theo Thượng tá Trần Sơn, Phó phòng hướng dẫn tuyên truyền luật giao thông, Cục
CSGT Đường bộ- Đường sắt (Bộ Công an), ngoài nguyên nhân trực tiếp lái xe không
chấp hành luật giao thông thì vấn đề quản lý vận tải cũng có những bất cập.
Cụ thể, hàng năm, các xe tải hành khách đều được kiểm định để đảm bảo an toàn
giao thông. Tuy nhiên, vấn có một số trường hợp đã thuê, mượn các thiết bị, phụ
tùng bên ngoài để “qua mặt” công tác sát hạch.
Để giải quyết triệt để được vấn đề này, Thượng tá Sơn cho rằng, cần phải siết
chặt hoạt động kiểm định để không cho xe quá niên hạn được đưa vào sử dụng gây
mất an toàn giao thông.
Cũng theo ông Sơn, vấn đề đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cũng đang có
nhiều bất cập, gian lận và bớt xén thời gian học.
Ông Sơn dẫn chứng, đơn cử như cấp bằng B2 phải học tập trung trong vòng 3 hay 6
tháng. Trong trường dạy phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí như học bao nhiêu giờ
lý thuyết, bao nhiêu giờ luật giao thông, thực hành, cấu tao ô tô…
Nhưng các trung tâm đào tạo lái xe lại “trăm hoa
đua nở” vì lợi nhuận nên đã cắt xén các chương trình đào tạo. Khi thi thì “móc
ngoặc” bên trong nên khả năng có giấy phép là điều hoàn toàn dễ hiểu.
.
Để giảm bớt tâm lý lo lắng trên mỗi chuyến đường, ông Sơn khuyến cáo: “Người
tham gia giao thông bằng xe ô tô khách hãy là một hành khách thông minh, phải
biết chọn phương tiện vào bến mua vé đảm bảo quyền lợi. Không nên đón xe ngoài
để tránh tình trạng xe “dù” bến “cóc.”
“Trước mắt, những người tham gia giao thông phải biết tự bảo vệ mình, có trách
nhiệm với bản thân, với cả cộng đồng. Việc đảm bảo an toàn giao thông không chỉ
ngành giao thông, công an mà còn là sự vào cuộc và trách nhiệm của toàn xã hội”
- Thượng tá Sơn tâm sự.
80% tai nạn nghiêm trọng do xe
khách Theo số liệu thống kê của Cục CSGT Đường bộ- Đuờng sắt (Bộ Công an), 6 tháng đầu năm 2011, cả nước xảy ra 23.065 vụ tai nạn, làm chết 5.662 người, bị thương 25.662 người. Số liệu thống kê của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) cũng cho thấy có tới 80% số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do xe khách gây ra, chủ quản lý xe là tư nhân; 97% số vụ do vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, tránh vượt sai quy định, thiếu chú ý quan sát. Theo số liệu năm 2010, số người tử vong vì tai nạn giao thông tính theo 100 ngàn dân ở nước ta thì cứ 100 ngàn dân có 13 người chết vì tai nạn giao thông trong khi con số này của thế giới là 18 người chết vì tai nạn giao thông trên 100 ngàn dân. |
Vũ Điệp