HTML clipboard

- Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thanh Hoà vừa ký quyết định “Về việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp XKLĐ phải đưa lao động làm việc tại Libya về nước trước hạn…”.

Tin liên quan:


Theo đó, mức hỗ trợ cao nhất là 12 triệu đồng, dành cho đối tượng lao động mới đi lao động ở Libya dưới 1 tháng và là động huyện nghèo.

Mức hỗ trợ được chú trọng cho các lao động có thời hạn làm việc tại Libya dưới 6 tháng (tính đến ngày 15/2/2011).

Mức hỗ trợ cao nhất là 12 triệu đồng, dành cho đối tượng lao động mới đi lao động ở Libya dưới 1 tháng và là động huyện nghèo.

Ngoài khoản hỗ trợ ban đầu là 1 triệu đồng ngay khi về nước đối với tất cả lao động Việt Nam làm việc tại Libya phải về nước trước hạn, lao động được hỗ trợ thêm theo bốn mức.

Cụ thể. lao động làm việc dưới 1 tháng ở Libya về nước được hỗ trợ 8 triệu đồng/người; với lao động có thời gian làm việc từ trên 1 tháng đến đủ 2 tháng, mức hỗ trợ sẽ là 6 triệu đồng/người; 4 triệu đồng/người là mức dành cho lao động có thời gian làm việc từ trên 2 tháng đến đủ 4 tháng; và 2 triệu đồng/người đối với lao động có thời gian làm việc từ trên 4 tháng đến đủ 6 tháng.

Người lao động không tham gia đóng góp quỹ này chỉ được hỗ trợ từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và  ngoài nước, mức hỗ trợ bằng 1/2 so với lao động có đóng quỹ.



Riêng với lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động phải về nước trước hạn, mức hỗ trợ sẽ tăng thêm 50%. Mức hỗ trợ trên chỉ áp dụng với lao động có tham gia đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Người lao động không tham gia đóng góp quỹ này chỉ được hỗ trợ từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mức hỗ trợ bằng 1/2 so với lao động có đóng quỹ.

Trong quyết định này, Bộ LĐTB&XH cũng đã công bố mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là 50% tổng số tiền môi giới doanh nghiệp phải hoàn trả cho người lao động theo quy định.

Trao đổi với VietNamNet, giám đốc của một doanh nghiệp có số lượng lớn lao động đi Libya cho biết: Đối với những lao động đã làm việc trên một năm tại Libya thì doanh nghiệp đã thanh lý hết. Riêng những lao động từ 6 tháng trở xuống, mức hỗ trợ trên là hơi thấp. Thêm vào đó, đối với những lao động đi từ 7 tháng trở lên, doanh nghiệp không biết phải giải thích như thế nào vì họ không được hỗ trợ gì cả.

Đối với mức hỗ trợ dành cho doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ hàng không: Với mức hỗ trợ 50% phí môi giới để thanh lý cho người lao động thì doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn. Bởi, với khoản phí môi giới, doanh nghiệp gần như mất trắng cho môi giới nước ngoài, đó là chưa kể đến những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi khai thác và quản lý thị trường này.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục QLLĐNN, khủng hoảng chính trị tại Libya khiến lao động xuất khẩu phải về nước trước thời hạn là trường hợp bất khả kháng nên rất cần sự chia sẻ ba bên giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, nên cũng không thể tính đến hai chữ "thiệt hơn" trong trường hợp này.

Về việc nhận tiền hỗ trợ, Cục QLLĐNN cho biết, lao động sẽ nhận số tiền hỗ trợ nói trên từ doanh nghiệp. Sau khi nhận kinh phí chi hỗ trợ từ Cục QLLĐNN, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả tiền môi giới cho người lao động theo đúng đối tượng và đúng mức quy định.

Doanh nghiệp phải quyết toán kinh phí hỗ trợ người lao động và báo cáo kết quả chi hoàn trả tiền môi giới cho người lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được kinh phí hỗ trợ.

Vũ Điệp