– Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định việc tăng giá viện phí lần này không làm ảnh hưởng nhiều đến 53 triệu người đã có thẻ BHYT (chiếm khoảng 62% dân số cả nước). Tuy nhiên, khoảng 38% dân số còn lại chưa có thẻ BHYT đều là đối tượng khó khăn. Họ đang đứng trước nguy cơ không thể chi trả nếu phải đi viện trong bối cảnh viện phí tăng cao như dự kiến.
Tăng viện phí, nên hay chưa?
Để rộng đường dư luận, báo VietNamNet mở diễn đàn về vấn đề tăng viện
phí để bạn đọc đóng góp ý kiến đa chiều về vấn đề dân sinh,
thiết thực nóng bỏng này.
Bộ trưởng "chịu trách nhiệm" khi tăng viện phí
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết tăng viện phí là vấn đề nhạy cảm, khó khăn nên “khi đã xác
định làm là xác định phải đương đầu và chịu trách nhiệm với người dân”
Bộ Y tế muốn được ủng hộ tăng viện phí
Bộ Y tế muốn nhận được sự ủng hộ của dư luận trong lần tăng viện phí sắp tới.
|
Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) cho biết: Con số gần 40% dân số chưa có thẻ BHYT (do chưa tham gia BHYT) đều là những hộ cận nghèo, chủ yếu là nông dân, người lao động tự do – tựu chung là những người có thu nhập rất thấp và không ổn định, nguy cơ mắc bệnh (bệnh nặng) thường là cao.
Khoảng 38% dân số còn lại chưa có thẻ BHYT đều là đối tượng khó khăn. Họ đang đứng trước nguy cơ không thể chi trả nếu phải đi viện trong bối cảnh viện phí tăng cao như dự kiến |
Sở dĩ, nói đến chuyện tăng viện phí là phải gắn chặt với BHYT là bởi cơ chế tài chính của bệnh viện cũng thay đổi. Thay vì chuyển trực tiếp cho đơn vị cung ứng dịch vụ y tế (là các bệnh viện) thì Nhà nước sẽ chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho người bệnh thông qua việc mua hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT để thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.
Như vậy, mọi chi trả sẽ được thông qua quỹ BHYT.
“Vì thế, làm sao phải nhanh chóng mở rộng độ bao phủ của BHYT để người dân có thể tiếp cận với BHYT, đảm bảo không gặp nhiều khó khăn khi tăng viện phí”, ông Thảo đưa ra hướng tháo gỡ.
Tuy giải pháp này là tất yếu, Bộ Y tế cũng đã chỉ ra, nhưng triển khai thực hiện lại không phải chuyện đơn giản.
Ông Thảo cho biết, theo lộ trình đã tính toán từ trước thì đến năm 2014 sẽ hoàn thành lộ trình BHYT toàn dân (100% dân số tham gia BHYT). Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, ông Thảo kỳ vọng con số tham gia BHYT là 75% vào năm 2015.
Như vậy, trong vòng vài năm tới vẫn còn khoảng 1/4 dân số chưa có thẻ BHYT (đại đa số là người thu nhập thấp, nghề nghiệp không ổn định).
Điểm khó khăn nhất khi triển khai lộ trình BHYT toàn dân là người dân không mặn mà với BHYT. Mặc dù Bộ Y tế luôn khẳng định quyền lợi của người bệnh tham gia BHYT đã được nới rộng rất nhiều so với trước đây nhưng trên thực tế, danh mục thuốc thanh toán của BHYT còn bị hạn chế, trần thanh toán bị khống chế ở mức thấp (tối đa không quá 40 tháng lương tối thiểu), người bệnh phải chờ đợi lâu…
Vì thế, dẫu được Nhà nước hỗ trợ tới 50% phí mua thẻ BHYT nhưng người dân vẫn không mặn mà!
Cần nhất: Chế độ thỏa đáng cho người nghèo
Người tham gia BHYT rồi cũng lo vì giá viện phí mới. Dù được quỹ BHYT thanh toán phần lớn chi phí khám chữa bệnh và điều trị nhưng phần đồng chi trả (cao nhất là 20%) cũng là cả một vấn đề với người bệnh, nhất là với những người bệnh phải dùng đến những kỹ thuật cao, đòi hỏi chi phí lớn. |
Xuất phát từ thực tế trên, một trong những điểm quan trọng được các chuyên gia kinh tế y tế nhấn mạnh là chế độ thỏa đáng cho người nghèo khi tăng viện phí.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ Y tế đã có xây dựng những chính sách cụ thể để từng bước giải quyết vấn đề này như: Phối hợp với các Bộ ngành của Chính phủ để sửa đổi Quyết định 139 để hỗ trợ cho một số đối tượng khó khăn.
Ngoài ra, các bệnh viện cũng phải trích một phần nguồn thu để lập quỹ hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo (việc này đã được triển khai trong thực tế).
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Tiến, dự kiến các địa phương sẽ lên danh sách người nghèo rồi huy động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ trực tiếp cho họ (không cần thông qua quỹ nào).
Hiện nay, Bộ Y tế cũng đang đề nghị nâng mức hỗ trợ phí tham gia BHYT lên mức tối thiểu là 70% (thay vì 50% như hiện hành) đối với hộ nghèo và 50% đối với hộ cận nghèo.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Tăng viện phí là rất cấp bách ở thời điểm hiện tại bởi giá viện phí đã quá lạc hậu. Tuy nhiên, cần cân nhắc sao cho mức tăng không vượt quá khả năng chi trả của người dân để vừa đảm bảo tính XHCN vừa đảm bảo tính thị trường của lĩnh vực y tế”.
Dự thảo giá viện phí mới của một số dịch vụ y tế:
Tên dịch vụ/kỹ thuật | Giá cũ (Đơn vị tính: Đồng) | Giá mới (dự kiến). Đơn vị tính: Đồng | ||
Tối thiểu | Tối đa | Tối thiểu | Tối đa | |
Khám lâm sàng chung/khám chuyên khoa (BV hạng 1, hạng đặc biệt) | 2.000 | 3.000 | 20.000 | 30.000 |
Chọc dò màng bụng, màng phổi | 3.500 | 10.500 | 84.000 | 95.000 |
Chạy thận nhân tạo (1 lần) | 150.000 | 300.000 | 300.000 | 400.000 |
Lấy dị vật thanh quản | 30.000 | 60.000 | 300.000 | 350.000 |
Mổ quặm 1 mi | 15.000 | 25.000 | 350.000 | 450.000 |
Sinh thiết ruột | 10.000 | 30.000 | 300.000 | 350.000 |
Cẩm Quyên