- Các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hoá đang nỗ lực sơ tán dân, bảo vệ các tuyến đê xung yếu trước khi bão số 5 đổ bộ vào đất liền vào trưa và chiều tối nay (30/9).

Nóng trong ngày: Dồn dập siêu bão
Siêu bão số 5 đang tiến thẳng bờ biển nước ta; thêm một cơn bão ngoài khơi Thái Bình Dương; lở đất ở Yên Bái khiến 2 bà cháu thiệt mạng; vỡ đê hàng loạt tại ĐBSCL; Bộ trường Bộ GTVT nói về cấm xe máy, phân làn...
 
Hải Phòng, Quảng Ninh: Gồng mình chống siêu bão
Các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh đang khẩn trương di chuyển các tàu thuyền còn neo đậu ngoài khơi vào nơi cư trú an toàn. Thanh Hóa cho học sinh nghỉ học, huy động bộ đội gặt lúa
 
Chống siêu bão: Cấm biển, sơ tán dân
 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An phải cấm biển từ chiều nay và sơ tán dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm trước 9h sáng mai (30/9).
 
3 cơn bão liên tiếp: Hiện tượng hiếm gặp
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc TT dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết đây là hiện tượng hiếm gặp. Trước đây, 1 tuần 1 cơn đã được gọi là “dồn dập”, nhưng nay 1 tuần có đến 2 cơn (và sắp có thêm cơn nữa).
 
Bão giật cấp 15, hướng thẳng Quảng Ninh-Nam Định
Hồi 4 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 700km về phía Đông Đông Nam. 
 
Bão cấp 12 vào Quảng Ninh - Thái Bình
Hiện nay bão số 5 mạnh cấp 12, 13, giật cấp 14, 15 đang di chuyển nhanh về phía bờ biển nước ta. Khoảng trưa, chiều ngày 30/9 bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển và đổ bộ vào đất liền.


Hải Phòng: Chủ động đón bão

Đến cuối ngày 29/9, hơn 4500 tàu thuyền hoạt động trên khu vực biển Hải Phòng đã được thông báo và nắm vị trí, hướng di chuyển của bão số 5 để chủ động phòng tránh.

Để chủ động đón bão, các ngành, địa phương, lực lượng vũ trang đã chuẩn bị lực lượng xung kích hộ đê, PCLB - TKCN với gần 31.900 người cùng nhiều vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi bão lớn đổ bộ.

c
Lực lượng trung đoàn C52, đóng tại Bạch Long Vĩ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành di dời toàn bộ tàu thuyền của người dân lên bờ an toàn, giảm tối đa thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra

Việc chống ngập úng, bảo vệ hoa màu, đặc biệt là diện tích lúa đang chín cũng được các địa phương thông báo cho bà con nông dân chú trọng.

Trao đổi với VietNamNet, thiếu tá Hà Ngọc Ngân –Phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn C52 (đóng tại Bạch Long Vĩ) cho hay: Hiện, tại Bạch Long Vĩ đã có mưa rất to, gió giật cấp 6, cấp 7.

Trước đó, nhận thấy đây là cơn bão rất lớn, trung đoàn C52 đã huy động hơn 40 chiến sỹ, phối hợp với lực lượng Biên phòng và chính quyền sở tại tiến hành neo đậu các tàu thuyền một cách an toàn nhất. Các thuyền thúng nhỏ được đưa hết lên bờ.

Cũng theo thiếu tá Ngân, rút kinh nghiệm những cơn bão năm trước, năm nay, để giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người và của do cơn bão số 5 gây ra, các lực lượng chức năng đã yêu cầu, vận động người dân đưa hết các thuyền nhỏ trú ẩn tại âu cảng lên bờ.

Quảng Ninh: Tập trung 'cứu' tàu thuyền

Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Ninh đã nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi; thông báo liên tục và kêu gọi các chủ phương tiện tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi biết hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực ảnh hưởng của bão, tìm về nơi trú ẩn.


Hướng dẫn viên và du khách lên bờ an toàn trước khi bão ảnh hưởng đến Quảng Ninh

Cho tới trưa 29/9, hàng trăm thuyền đã về tới nơi tránh trú bão an toàn

Tại Cô Tô, Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương đi tuần tra, thông báo cụ thể cho các tàu cá về nơi trú ẩn theo quy định (Ảnh: báo QN)

Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo di chuyển nhà bè, lồng bè cá trên biển về vị trí an toàn; hướng dẫn tổ chức neo đậu cho tàu thuyền trong các khu tránh trú bão, tuyệt đối không để người trên thuyền.

Các cơ quan chức năng cũng được chỉ thị nắm chắc số lượng và khu vực tránh trú bão của từng tàu thuyền và giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xẩy ra.

Cùng với đó, UBND tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh xuống ngay địa bàn được phân công để phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo việc triển khai công tác phòng chống bão; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với bão đổ bộ vào và tình huống có mưa, lũ lớn, bị chia cắt.

Nam Định: Lo nhất các tuyến đê xung yếu

Sáng 30/9, trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Văn Khánh, Chị Cục trưởng Chi Cục phòng chống lụt bão tỉnh Nam Định cho biết, tính đến sáng nay, toàn bộ 2.373 tàu thuyền của tỉnh đã được thông báo trú ẩn vào nơi an toàn.

Trong số này có 13 tàu thuyền đánh bắt xa bờ với 78 ngư dân đang neo đậu tại các cửa biển của các tỉnh khác: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vũng Tàu.

Tại các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng..., công tác rà soát đê biển cũng đã được UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, nhất là các đoạn đê xung yếu.

Tỉnh đã sẵn sàng lực lượng vật tư, thiết bị ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. Đặc biệt là tại các đoạn đê kè xung yếu trên tuyến đê biển tại địa bàn các xã Hải Phúc, Hải Lộc, Hải Đông, Hải Chính, Hải Chiều (Hải Hậu)….

Đúng 6h sáng nay, hai chiếc xe tải chở 100 rọ sắt và 20.000 m2 vải bạt xuống khu vực đê biển xã Nam Điền (Nghĩa Hưng) để làm công tác tăng cường, nhất là khu vưc đê lấn biển Cồn Xanh.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo tiến hành sơ tán người và tải sản ở khu vực ngoài đê chính vùng cửa sông ven biển: bối Tần Hồng (Giao Thủy), bối Điện Biên (Giao An), khu du lịch Quất Lâm, Thịnh Long… vào nơi an toàn.

Cấm tàu thuyền ra khơi, yêu cầu các hộ dân nuôi trồng thủy, hải sản ở chòi canh vây ạng ngoài bãi biển vào bờ.

Ngay sau khi có tin bão vào, UBND tỉnh Nam Định cũng đã chỉ đạo cho rút nước đệm. Tại các huyện vùng triều, tận dụng khi triều thấp sẽ mở cống cho tiêu rút nước.

Trước khi bão về, trong 2 ngày liên tiếp (27 – 28/9), Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thái Bình đã gửi 2 công điện để chỉ đạo các huyện lên phương án chống và đón bão.

Theo đó, chính quyền địa phương các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Kiến Xương, Hưng Hà có trách nhiệm thông báo cho các phương tiện tàu, thuyền biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh và thoát ra khỏi hoặc không được đi vào khu vực nguy hiểm; tranh thủ thu hoạch lúa mùa đã chính, tiêu nước triệt để, trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về văn phòng thường trực BCH-PCLB huyện.

Ở huyện Thái Thụy, địa phương giáp biển có 23/48 xã ven biển, người dân có nghề đi tàu và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh. Công tác phòng, chống bão được triển khai trọng điểm ở các khu vực đầm, chòi canh, nuôi trồng thủy sản; kiên quyết không để cho người dân ở ngoài đê trước khi bão đổ bộ.

 

BCH PCLB tỉnh Thái Bình đã ban hành các lệnh huy động triển khai chống sạt lở các khu vực kè: kè Hà My; thực hiện hoàn thành gấp rút hoành triệt cống Chỉ Bồ; phương án di dân khu vực thôn Bắc xã Hồng Quỳnh (ngoài đê chính) vào nơi trú ẩn an toàn; phương án di dân tại chỗ khu dân cư số 1 và số 5 nằm ở ngoài đê chính (thị trấn Diêm Điền) vào nơi trú ẩn; triển khai xử lý chống tràn, chống sống tại các KM 40+020 đến KM40 + 035.

48 xã, thị trấn thuộc huyện Thái Thụy có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các phương tiện, vật tư, nhân lực để sẵn sàng huy động khi cần thiết.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Diêm Điền (đồn biên phòng 64) và Đồn Biên phòng 68 có trách nhiệm thông báo, tuyên truyền cho ngư dân biết về diễn biến của bão và biện pháp phòng tránh, cưỡng chế không cho tàu, thuyền ra khơi; sắp xếp lại tàu thuyền tại khu vực neo đậu, kêu gọi ngư dân vào nơi trú ẩn an toàn.

Hiện tại, Thái Thụy có 431 tàu bè với 1.494 lao động nghề biển (22 phương tiện đánh bắt xa bờ, 4 phương tiện vận tải, 22 phương tiện thu mua…). Còn lại là các phương tiện có công suất nhỏ đánh bắt gần bờ và dịch vụ.

Đến 13h chiều ngày 30/9, tổng số tàu thuyền theo báo cáo của các Đồn Biên phòng đã được vào nơi trú ẩn.

Các phương tiện neo đậu lại các bến bãi trong huyện gồm 405 phương tiện với 1.310 laođộng. Số phương tiện neo đậu tại Quảng Ninh là 5 phương tiện (gồm 37 lao động); số phương tiện neo đậu tại Cát Bà – Hải Phòng 21 phương tiện với 147 lao động.

Công tác di dân, sơ tán dân vào nơi an toàn tại cụm dân cư số 9 (xã Hồng Quỳnh) đã được hoàn tất.

Sáng ngày 30/9, công tác gia cố kè Hà My (kè xung yếu thuộc xã Thái Nguyên, dưới tuyến đê biển 7) đã huy động 160 lao động, 6.000 bao, 200m3 đất dự trữ; đúc 3.500 bao đất vào vị trí cung sạt; 100m2 bạt và 100 ghim sắt để xử lý chống sóng vỗ và nước dâng.

Tại xã Thụy Trường đã triển khai thực hiện hoành cống Chỉ Bồ đúc và đắp được 250 bao đất với số lượng 25 người tham gia.


Thanh Hóa: Tàu gặp nạn khi tránh bão

Thông tin từ Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thanh Hoá, các cơ quan chức năng tỉnh này đang tìm mọi cách để sớm đưa 39 lao động trên chiếc tàu vận tải gặp nạn khi đang trên đường vào tránh báo.

Trước đó, vào 12 giờ ngày 27/9, tàu vận tải Đức Minh 18 có công suất 420 CV của ông Phan Đức Minh ở Ninh Bình (trên tàu có 39 lao động) vận chuyển xi măng, đang trên đường vào bờ tránh bão đã bị mắc cạn và gãy bánh lái cách bờ biển Hoằng Thanh (Hoằng Hoá) 4 hải lý.

Tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức huy động cán bộ chiến sĩ và đưa 2 tàu có trọng tải lớn để kéo thuyền ra.

Hiện nay, đang chờ thủy triều dâng cao hơn để tàu nổi lên sau đấy lực lượng cứu hộ sẽ kéo lên. Tàu đã bị mất lái.

Bộ đội Biên phòng tỉnh đang cố gắng kéo tàu lên sớm để tránh bão

Cũng theo thông tin từ Ban PCLB tỉnh, đến cuối ngày 29/9, toàn bộ 8.568 phương tiện đánh bắt thuỷ sản với 28.500 lao động khai thác trên biển đã được kêu gọi vào nơi trú ẩn an toàn, trong đó có 408 phương tiện không về kịp đã phải trú ẩn tại các bến tỉnh ngoài.

H. Sang - V.Điệp - T.Lê