– Tính đến sáng 30/9, đã có 8 người chết vì lũ ở ĐBSCL (hơn một nửa số này là trẻ em). Các tuyến đê bao tiếp tục vỡ.

Nỗ lực ngăn lũ cứu dân
Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh An Giang cho biết: Trong đêm 28 rạng sáng ngày 29/9, trên địa bàn tỉnh tiếp tục xảy ra 4 vụ vỡ bờ bao ngăn lũ, gây thiệt hại hơn 1700 ha lúa vụ 3 và hoa màu ở huyện Tịnh Biên và Châu Phú.
 
Lũ dâng cao, vỡ đê hoàng loạt
Theo dự báo, đến đầu tháng 10 sẽ xuất hiện đỉnh lũ. Tuy nhiên, ngày 28/9, nước lũ dâng cao đã khiến nhiều tuyến đê tại Đồng bằng sông Cửu Long bị vỡ.
 
Lũ cuốn trôi đường, 700 người bị chia cắt
Mưa lũ mấy ngày qua đã khiến nhiều địa bàn tại các tỉnh miền Trung bị ngập lụt, chia cắt. Trong khi đó, theo dự báo, bão số 4 đang hướng thẳng vào miền Trung và sẽ còn có mưa to.


Đê liên tục vỡ

Tỉnh An Giang có 4 người chết (trong đó có 2 trẻ em); Đồng Tháp có 1 trẻ em chết nhưng chưa rõ danh tính, quê quán; Long An có 2 trẻ em chết vì lũ; Cần Thơ có 1 người chết đuối tại huyện Cờ Đỏ.

Lũ ở ĐBSCL đã khiến hàng ngàn ngôi nhà bị sập (Anh Giang: 3.471 căn, Cần Thơ: 324 căn,…).

Rất nhiều diện tích hoa màu đã phải nằm sâu trong nước lũ (An Giang: 100ha hoa màu bị ngập, toàn bộ 66.000 ha lúa bị uy hiếp; Đồng Tháp ngập 300ha nhãn, 24.000ha lúa bị uy hiếp, …).

Nông dân xã Thông Bình (Tân Hồng, Đồng Tháp) chủ động gia cố đê

(Ảnh: Tuổi Trẻ)

 

Nước lũ tràn vào khu vực trồng lúa (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ năm nay là An Giang, khi mà hàng loạt đê bao bị vỡ. Ngoài ra, rất nhiều tuyến đường ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở, ngập sâu trong nước.

Liên quan đến tình hình lũ lụt ở ĐBSCL, báo Tuổi trẻ phản ánh: Nước vẫn đang lên và tình trạng vỡ đê vẫn tiếp tục diễn ra tại các tỉnh ĐBSCL. Tình hình chiến đấu với lũ đang hồi quyết liệt tại hai tỉnh đầu nguồn Đồng Tháp và An Giang.

Hàng trăm bao cát được bộ đội và người dân địa phương vận chuyển đến nơi vỡ đê (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Dùng gỗ bạch đàn để đóng cọc, chặn mạch ngầm (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Sau nhiều ngày cật lực tham gia bảo vệ đê, nhiều nơi lực lượng lao động tại chỗ đã không còn đủ lực để chống chọi với sức lũ đang dâng. Trước tình hình này, ngoài sự chi viện của quân đội, Tỉnh đoàn và Trường đại học Đồng Tháp đã huy động hàng trăm thanh niên ra quân giúp sức các địa phương.

Tỉnh Đồng Tháp cũng đã tạm ứng thêm hàng chục tỉ đồng để các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình và thị xã Hồng Ngự kịp thời gia cố đê bao.

Quân đội có mặt kịp thời giúp dân khắc phục sự cố vỡ đê tại xã Vĩnh Trung (H.Tịnh Biên, An Giang) sáng 29.9 (Ảnh: Thanh Niên)

Khoảng 15g chiều ngày 29/9, một đoạn trên tuyến đê Bắc Viện bất ngờ vỡ, nước lũ tràn vào khu vực 10.000 ha lúa thuộc ấp Thi Sơn, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp.

Sau gần hai giờ, với sự đồng tâm hợp lực hết sức căng thẳng của hàng trăm người dân và bộ đội địa phương, việc cứu đê đã thành công.

Báo Thanh Niên đưa tin: Tại tỉnh Đồng Tháp, rất nhiều các máy bơm đã hoạt động liên tục để rút nước ra khỏi cánh đồng nhằm cứu lúa.

Sáng 30.9, nước lũ lên nhanh cùng triều cường dâng cao đã tràn vào quốc lộ 1A, quốc lộ 30, một số tuyến quốc lộ bị nước lũ chảy dồn dập đã xói mòn sạt đất.

Lũ đặc biệt lớn, kéo dài đến giữa tháng 10

TT Dự báo khí tượng thủy văn TW cho biết lũ thượng nguồn sông Mê Kông đang xuống; vùng đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) đang lên và ở mức lũ đặc biệt lớn, một số nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử.

Toàn bộ các trạm trên sông Cửu Long đều vượt mức báo động 3 từ 0,2 đến 0,5m và vượt đỉnh lũ lịch sử gần 0,1m.

Dự báo trong những ngày đầu tháng 10, lũ vùng đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên sẽ lần lượt đạt đỉnh; sau đó biến đổi chậm.

Đỉnh lũ cao nhất năm tại Tân Châu có khả năng ở mức 4,9m, cao hơn BĐ3: 0,4m; trên sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 4,3m, cao hơn BĐ3: 0,3m; các trạm chính vùng ĐTM và TGLX lên trên mức BĐ3 từ 0,2 - 0,4m.

Lũ đầu nguồn sông Cửu Long còn tiếp tục duy trì trên BĐ3 đến giữa tháng 10. Đến ngày 4/10, mực nước tại Mộc Hóa sẽ lên mức 2,4m ở mức BĐ3. Cần chủ động phòng chống.

Hai anh em chết đuối

Trong khi gia đình tổ chức gặt lúa trong mưa lũ, hai anh em họ đã trốn đi theo chơi không may bị chết đuối.

Ngày 30/9/2011, UBND xã Triệu Tài (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) xác nhận đã có hai trường hợp chết đuối vừa xảy ra trên địa bàn thôn Tài Lương.

Nạn nhân là Nguyễn Quốc Trung (học sinh lớp 7) và Nguyễn Đức Chung (học sinh lớp 6), cả hai đều học trường THCS Triệu Tài và là anh em họ của nhau.

Theo gia đình, ngày 27/9/2011 cả nhà đi gặt lúa chạy lụt ở cánh đồng Lương Tài, hai em này đã trốn đi theo.

Đến tối không thấy hai em về nhà nên cả gia đình đi tìm. Đến 21 giờ cùng ngày thì phát hiện hai em đã chết đuối tại cánh đồng.

Được biết, do ảnh hưởng cơn bão số 4, vựa lúa khu vực Triệu Phong bị ngập nặng, người dân phải gặt lúa trong nước lũ nên cũng đã xảy ra một trường hợp chết đuối do đẩy thuyền đi gặt.

Sê Pôn


Ngọc Anh (tổng hợp)