- Vẫn chưa có tài liệu
nào ghi lại, ngôi giếng đào giữa lòng Phật Viện Đồng Dương đến bây giờ đã bị
vùi lấp do nạn đào tìm cổ vật. Nhưng truyền thuyết về giếng cổ này vẫn được
kể lại với bao bí ẩn vẫn chưa được giải đáp...
Truyền thuyết Ao Vuông
Khu vực Ao Vuông đúng với tên gọi của nó là một cái ao vuông vức rộng chừng 4 ha bây giờ sen mọc ken dày và nở hoa thơm ngát vào mỗi mùa hè.
Đi tìm bí ẩn về kho vàng nơi tháp cổ
Kho vàng Hời luôn
là điều bí ẩn và là nỗi khát thèm của những kẻ săn tìm suốt mấy trăm năm
nay trên vùng đất khu tháp cổ Phật viện Đồng Dương thuộc địa bàn xã
Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, Quảng Nam...
Bóng ma nơi tháp cổ
Với những cứ liệu
lịch sử qua nghiên cứu khảo cổ của các nhà khảo cổ học người Pháp đầu
thế kỷ 20 đã khẳng định, Khu phật viện Đồng Dương chỉ là một kiến trúc
Chăm Pa làm nơi thờ cúng.
|
Truyền thuyết Ao Vuông
Khu vực Ao Vuông đúng với tên gọi của nó là một cái ao vuông vức rộng chừng 4 ha bây giờ sen mọc ken dày và nở hoa thơm ngát vào mỗi mùa hè.
Khu vực Ao
Vuông nằm sau lưng UBND xã Bình Định Bắc, là hồ nước hình vuông án ngữ ngay
trước cổng tháp Sáng khoảng chừng 500 m đường chim bay về hướng đông.
Truyền thuyết kể lại rằng, những người Chăm xưa đã lấy đất sét làm gạch xây nên tháp Đồng Dương, nên đã để lại nơi này một cái ao sâu rộng chừng 4 ha. Đến bây giờ, nơi này đã được các nhà địa chất xác định là mỏ đất sét tuyệt hảo chất lượng cao và khu vực xung quanh nơi mỏ đất sét tuyệt hảo này là mỏ cao lanh mà những năm trước địa phương đã cho Công ty gạch men Cosevo khai thác.
Truyền thuyết kể lại rằng, những người Chăm xưa đã lấy đất sét làm gạch xây nên tháp Đồng Dương, nên đã để lại nơi này một cái ao sâu rộng chừng 4 ha. Đến bây giờ, nơi này đã được các nhà địa chất xác định là mỏ đất sét tuyệt hảo chất lượng cao và khu vực xung quanh nơi mỏ đất sét tuyệt hảo này là mỏ cao lanh mà những năm trước địa phương đã cho Công ty gạch men Cosevo khai thác.
Một góc khu Phật viện Đồng Dương |
Vẫn chưa có tài liệu xác nhận đất sét làm nên viên gạch Chăm xây tháp lấy từ
đâu. Nhưng theo phỏng đoán và truyền thuyết kể lại, chính đất sét lấy từ ao
vuông này đã được người Chăm làm nên những viên gạch xây dựng tháp mà mãi
đến ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được họ làm gạch và nung bằng
công nghệ nào mà suốt hàng nghìn năm gạch vẫn còn nguyên vẹn, không hề mục
nát theo thời gian và đóng rêu như gạch nung bằng công nghệ thời hiện đại .
Dấu tích những lò nung gạch cũng vừa được phát hiện sau ngày giải phóng dọc theo suối Ruột Gà nằm ở phía nam tháp cổ, do những người săn tìm kho vàng phát hiện. Nhưng dấu tích đó vẫn chưa được bảo vệ. Nhiều người dân phỏng đoán đó là lò luyện vàng hoặc là lò thiêu của người Chăm xưa, không phải là nơi nung gạch.
Dấu tích những lò nung gạch cũng vừa được phát hiện sau ngày giải phóng dọc theo suối Ruột Gà nằm ở phía nam tháp cổ, do những người săn tìm kho vàng phát hiện. Nhưng dấu tích đó vẫn chưa được bảo vệ. Nhiều người dân phỏng đoán đó là lò luyện vàng hoặc là lò thiêu của người Chăm xưa, không phải là nơi nung gạch.
Nạn đào tìm cổ vật và săn tìm vàng đã khiến nhiều tảng đá trong Phật viện bị vùi lấp |
Nhiều người dân mang họ Trà sống quanh tháp Đồng Dương khẳng định cha ông của họ xưa đã lấy đất sét từ khu vực ao Vuông lên làm gạch xây tháp là điều chắc chắn. Dấu tích đó đến nay vẫn còn một hố đào hình vuông mỗi cạnh khoảng 300 m mà ngày nay người ta gọi chết tên là ao Vuông (vì nó hình vuông)
Một góc khu tháp Sáng của Phật viện Đồng Dương còn tồn tại |
Họ còn kể cho tôi nghe nhiều truyền thuyết về Ao Vuông này. Bởi ao Vuông nằm chính trước mặt cổng tháp Sáng theo một trục thẳng về hướng Đông. Đây là nơi lấy đất xây tháp, vừa tạo nên một hồ nước rộng án ngữ trước mặt tháp mà họ quan niệm theo phong thuỷ của người Chăm xưa, đến nay vẫn chưa được giải mã.
Người dân đào bới gạch Chăm nơi tháp cổ đem về xây giếng và lót đường đi. |
Đường ngầm nối từ giếng cổ với Ao Vuông
Truyền thuyết kể lại rằng, ngay phía sau khu tháp Sáng là giếng nước không
đáy và có đường ngầm thông với ao Vuông dài hơn 500 m. Nước giếng giữa lòng
tháp này được lấy để rửa tượng Phật và sinh hoạt cho toàn khu tháp.
Mạch
nước ngấm nơi giếng không bao giờ cạn, dù là năm hạn hán nhất, nước giếng
vẫn đầy ăm ắp và có vị ngọt lạnh tinh khiết.
Ông Trà Tấn Bửu, hậu duệ người Chăm sinh sống nơi làng Đồng Dương nhớ lại, sau giải phóng, giếng cổ vẫn chưa bị vùi lấp. Vào mùa nắng nóng các giếng quanh vùng không còn giọt nước, bà con họ Trà trong khu vực thường lên đây lấy nước về sinh hoạt.
Ông Trà Tấn Bửu, hậu duệ người Chăm sinh sống nơi làng Đồng Dương nhớ lại, sau giải phóng, giếng cổ vẫn chưa bị vùi lấp. Vào mùa nắng nóng các giếng quanh vùng không còn giọt nước, bà con họ Trà trong khu vực thường lên đây lấy nước về sinh hoạt.
Nhiều ngôi nhà cũng được xây gạch Chăm nơi tháp cổ. |
Nước giếng trong và ngọt, mát lạnh dù là trời nắng nóng như đổ lửa. Nhưng
sau đó giếng bị vùi lấp vì nạn đào bới trong khu tháp. Kể từ đó giếng cổ
không còn.
Ông Trà Díu (86 tuổi), bậc cao niên của cư dân tộc Trà kể lại rằng hồi còn nhỏ, ông thường vào khu tháp cổ để chơi và thường đến giếng nước sau tháp để lấy nước uống. Giếng rất sâu không thấy đáy. Thậm chí vào mùa khô nước cũng không hề cạn.
Truyền thuyết kể lại rằng, giếng cổ giữa lòng khu tháp là giếng không có đáy. Người Chăm đào giếng sâu và có một đường ngầm thông từ giếng cổ đến giữa Ao Vuông.
Nhiều người dân sống quanh tháp cổ kể lại câu chuyện về giếng cổ được truyền lại rằng: Vào giữa trưa đứng ngọ, nếu lên giếng cổ thả một trái bưởi, thì khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, trái bưởi sẽ nổi ở giữa ao Vuông.
Ông Trà Díu (86 tuổi), bậc cao niên của cư dân tộc Trà kể lại rằng hồi còn nhỏ, ông thường vào khu tháp cổ để chơi và thường đến giếng nước sau tháp để lấy nước uống. Giếng rất sâu không thấy đáy. Thậm chí vào mùa khô nước cũng không hề cạn.
Truyền thuyết kể lại rằng, giếng cổ giữa lòng khu tháp là giếng không có đáy. Người Chăm đào giếng sâu và có một đường ngầm thông từ giếng cổ đến giữa Ao Vuông.
Nhiều người dân sống quanh tháp cổ kể lại câu chuyện về giếng cổ được truyền lại rằng: Vào giữa trưa đứng ngọ, nếu lên giếng cổ thả một trái bưởi, thì khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, trái bưởi sẽ nổi ở giữa ao Vuông.
Biển chỉ dẫn đường vào di tích Phật viện Đồng Dương vừa mới được dựng |
Kết thúc câu chuyện họ khẳng định rằng người Chăm xưa đã đào giếng sâu xuống
lòng đất và đào một đường hầm thông với ao Vuông. Nhưng không hiểu đường
ngầm ấy họ đào như thế nào và có chức năng gì.
Mãi mãi vẫn là truyền thuyết
và vẫn chưa có sử liệu nào ghi lại. Đó chỉ là câu chuyện kể truyền lại từ
đời này sang đời khác.
Hỏi chuyện truyền thuyết về việc thả trái bưởi nơi giếng cổ, một giờ đồng hồ sau quả bưởi nổi ao Vuông là có thực, ông Trà Díu kể: Ngày còn nhỏ ông đã được nghe người già trong làng kể lại. Bất kể người dân nào sống quanh khu tháp đều biết chuyện này.
Hỏi chuyện truyền thuyết về việc thả trái bưởi nơi giếng cổ, một giờ đồng hồ sau quả bưởi nổi ao Vuông là có thực, ông Trà Díu kể: Ngày còn nhỏ ông đã được nghe người già trong làng kể lại. Bất kể người dân nào sống quanh khu tháp đều biết chuyện này.
Ao Vuông, nơi được xác định là người Chăm lấy đất làm gạch xây tháp |
Tuy nhiên, bản thân ông nghe kể rất nhiều chuyện ở khu tháp cổ này. Hồi còn
nhỏ, đã nhiều lần ông có ý định thử thả trái bưởi ở giếng cổ, sau một giờ
xem có nổi ở ao Vuông như truyền thuyết kể hay không. Nhưng chưa thực hiện
được thì chiến tranh xảy ra và sau này giếng bị vùi lấp.
Những ngày còn học tiểu học, lần theo truyền thuyết, tôi đã nhiều lần đi tìm giếng cổ và rủ đám bạn học cùng lội xuống Ao Vuông để đi tìm sự thật của câu chuyện truyền thuyết được nghe.
Nhưng giữa đám sen dày, nước sâu ngang mặt (khoảng 1,5 m) là bùn đen. Dấu tích đường ngầm thông từ ao Vuông lên khu tháp cổ vẫn mãi mãi là bí ẩn với tôi.
Vào năm 1986, giữa mùa hè nước cạn, một số người dùng máy bơm hút cạn Ao Vuông để bắt cá. Người ta đồn rằng đã bắt được con cá lóc nặng 12 kg trên đầu có dấu chữ thập. Những người bắt cá sợ quá, vái lạy thả cá ra và bỏ về. Tuy nhiên, đó chỉ là tin đồn.
Những ngày còn học tiểu học, lần theo truyền thuyết, tôi đã nhiều lần đi tìm giếng cổ và rủ đám bạn học cùng lội xuống Ao Vuông để đi tìm sự thật của câu chuyện truyền thuyết được nghe.
Nhưng giữa đám sen dày, nước sâu ngang mặt (khoảng 1,5 m) là bùn đen. Dấu tích đường ngầm thông từ ao Vuông lên khu tháp cổ vẫn mãi mãi là bí ẩn với tôi.
Vào năm 1986, giữa mùa hè nước cạn, một số người dùng máy bơm hút cạn Ao Vuông để bắt cá. Người ta đồn rằng đã bắt được con cá lóc nặng 12 kg trên đầu có dấu chữ thập. Những người bắt cá sợ quá, vái lạy thả cá ra và bỏ về. Tuy nhiên, đó chỉ là tin đồn.
Một số đối tượng trộm gạch Chăm nơi tháp cổ đưa đi tiêu thụ bị chính quyền địa phương thu giữ |
Ông Huỳnh Hường, nguyên Trưởng công an xã Bình Định (cũ) những năm 1986 kể
lại: Mùa khô năm 1986, anh em tụi tui đem máy hút cạn ao Vuông để bắt cá và
để xem dưới đáy ao Vuông có gì và cố đi tìm đường ngầm nối ao vuông với
giếng cổ giữa tháp là có hay không như truyền thuyết.
Lúc hút cạn, chỉ thấy bùn đen dày hàng thước, cá nhiều vô kể. Nhiều con cá tràu (cá lóc) nặng 3-12 kg đen thui, trên đầu cá có nhiều hình thù kỳ dị, nên những người bắt được cá tại ao Vuông không ai dám ăn, đành thả lại.
Lúc hút cạn, chỉ thấy bùn đen dày hàng thước, cá nhiều vô kể. Nhiều con cá tràu (cá lóc) nặng 3-12 kg đen thui, trên đầu cá có nhiều hình thù kỳ dị, nên những người bắt được cá tại ao Vuông không ai dám ăn, đành thả lại.
Chính điều đó đã khiến nhiều người tin rằng cá lóc ở ao Vuông là loại cá “thần” nên không một ai dám đánh bắt.
Vũ Trung
Kỳ IV: Kết cục bi thảm của những kẻ săn tìm vàng tháp cổ