- “Sau khi tịch thu xe đua nên nhanh chóng tổ chức bán đấu giá lấy tiền đưa vào các quỹ đóng góp cho xã hội như quỹ Vì người nghèo, Quỹ vì nạn nhân chất độc da cam… hoặc rất nhiều các quỹ phúc lợi xã hội khác”.

Bắt đầu cuộc cách mạng về giao thông?
Phân làn hay không, như thế nào cho hợp lý? Hạn chế xe máy ảnh hưởng ra sao với bạn? Thu phí ô tô vào nội đô, nên hay không? Vì quyền lợi của chính mình và cộng đồng, bạn sẽ đưa ra quan điểm?


Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết vào sáng nay (6/10).
    
Theo tướng Nhanh, quan điểm của Công an Hà Nội rất rõ ràng, đua xe trái phép phải bị truy tố trước pháp luật, tòa án phải xử lý nghiêm.

Đặc biệt, các phương tiện được sử dụng để đua xe phải tịch thu toàn bộ, bất kể chủ sở hữu là ai.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Nhanh, không nên tiêu hủy vì tiêu hủy là lãng phí tài sản xã hội.


 'Sau khi tịch thu xe đua nên nhanh chóng tổ chức bán đấu giá lấy tiền đưa vào các quỹ đóng góp cho xã hội' - Ảnh: TTXVN


Theo ông Nhanh, sau khi tịch thu xe đua nên nhanh chóng tổ chức bán đấu giá lấy tiền đưa vào các quỹ đóng góp cho xã hội như quỹ Vì người nghèo, Quỹ vì nạn nhân chất độc da cam, cho làng trẻ Việt Nam S.O.S hoặc rất nhiều các quỹ phúc lợi xã hội khác…

Trước đó, trong buổi giao ban với báo giới trưa ngày 5/10, để ngăn chặn tình trạng đua xe, Bộ trưởng Bộ GTVT Định La Thăng cho biết, ông đã đề xuất cho huỷ xe vi phạm nhưng chưa được chấp thuận.

Theo Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng Phòng CSGT Hà Nội, trong tháng 9 (Tháng an toàn giao thông) CATP đã bắt giữ 150 trường hợp lạng lách, đánh võng. Trong tháng, các đơn vị đã triển khai bố trí lượng lượng phòng chống đua xe trái phép, riêng Trung đoàn cơ động đã huy động trên 11.000 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia trên 10 quận và các huyện ven nội thành.
 

Hiện mức phạt với người điều khiển ôtô nếu có hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ thì sẽ bị phạt tiền từ 8-12 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày.

Mức phạt tiền sẽ là 15-25 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn nếu người điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ.

Đối với hành vi vi phạm của người điều khiển môtô:

Sẽ bị phạt tiền từ 5-7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 60 ngày đối với người điều khiển, xe gắn máy có hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

Trong trường hợp không chấp hành lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn thì bị phạt tiền từ 10-14 triệu đồng, tước giấy phép lái xe không thời hạn.


Q.Dũng – G.Văn