- 'Riêng Bộ trưởng, nếu vi hành
thì nên cải trang một chút, lên xe buýt vào giờ tan tầm tại một số bến trước
cổng các trường đại học, nhất là các tuyến 32, 34, 27, 21, 44,…nhưng không cần
đi tuyến số 1,2,3, 22… vì mấy tuyến này có xe tốt và khá rộng, đi không quá mệt,
lái phụ xe cũng đỡ quát tháo và nói tục hơn' - tham gia diễn đàn 'cách mạng
trong giao thông', độc giả NT.N vốn đi xe buýt nhiều năm đã nhờ VietNamNet
chuyển đến Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng bức thư này.
VietNamNet mở diễn đàn đóng góp ý
kiến về những vấn đề 'nóng' trên. Những ý kiến, bài viết tham gia
xin gửi về
banxahoi@vietnamnet.vn hoặc box "gửi ý kiến phản hồi' sau mỗi
bài viết.
|
Kính gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng!
Bảy năm trước, tôi từng có bài “Xe buýt tăng, đào đâu ra đường mà chạy” trên báo điện tử VietNamNet. Không ngờ, bảy năm sau, chuyện đó bỗng nhiên lại trở thành chủ đề tốn thật nhiều giấy mực như mấy hôm nay nhờ quyết tâm của Bộ trưởng. Tôi rất lấy làm cảm kích trước những điều có vẻ “nói và làm” của bộ trưởng.
Trong điều kiện Việt Nam hiện
nay, xe buýt, nếu được tổ chức tốt, sẽ là phương tiện vận chuyển hiệu quả, hữu
ích đối với người sử dụng tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đi
xe buýt, như mọi người đều biết, đúng là một cực hình.
'Riêng Bộ trưởng, nếu vi hành
thì lên xe buýt vào giờ tan tầm, nhất là các tuyến 32, 34, 27, 21,…nhưng không cần
đi tuyến số 1,2,3, 22… vì mấy tuyến này có xe tốt và khá rộng, lái phụ xe cũng đỡ quát tháo và nói tục hơn' - Ảnh: Sa Tùng Sơn |
- Những bất cập chủ yếu là:
Quá tải: Xe buýt không đủ cho lượng người sử dụng, nhất là vào giờ cao điểm; Đường không đủ cho xe buýt nếu lượng xe buýt còn tăng lên.
Xếp hàng: Hiện nay điều này có vẻ bất khả thi vì các xe buýt vào điểm đỗ liên tục (ví dụ ở Hà Nội là điểm trước Đại học Giao thông Vận tải). Trong khi đó, thật buồn và tôi xin lỗi mọi người phải nói ra điều này: nhiều người hiện nay lên xe buýt theo kiểu loài vật tranh nhau bâu kín thức ăn, ví dụ như ruồi, kiến, ong, gà, vịt, chim chóc (và cũng không chỉ xe buýt mới vậy).
'Tốt nhất bộ trưởng nên
vi hành thật sự, ăn mặc bình dân, tự đi bất ngờ không ai biết trên nhiều
tuyến xe bus khác nhau, chắc bộ trưởng sẽ có được nhiều thông tin bổ
ích...'.
Trong điều kiện này bất cứ ai tham gia giao thông bằng phương tiện gì
đều gây ách tắc. Nếu nói xe buýt gây ách tắc bỏ đi thì đây là một sai
lầm...
|
Thái độ của lái phụ xe: Đại bộ phận lái, phụ xe đều sử dụng ngôn ngữ không lịch sự, hành xử thì rất nhiều khi như côn đồ, câu quát cửa miệng là: "Nào! Nhanh chân lên nào".
Tất nhiên, cũng có một số người tử tế hoặc rất tử tế, nhưng rõ ràng, số này là ít, hoặc là họ bị “lây nhiễm” vì số đông? Lý do chủ yếu, tôi nghĩ không phải là tại những người lái, phụ xe đó mà là do các công ty quản lý đã không huấn luyện và quản lý tốt.
Mỉa mai và khôi hài nhất là loa phát thanh trong xe buýt phát đi những thông báo rất lịch sự, lễ độ thì ngay dưới loa, lái, phụ xe lại quát tháo hành khách, văng tục liên hồi.
- Giải pháp:
1. Lãnh đạo các công ty vận tải xe buýt cần được đưa đi học tập cách tổ chức vận hành xe buýt ở những nước tiên tiến ví dụ như Singapore, Nhật Bản. Ở Nhật Bản, nếu có 50 người khách bước lên xe buýt thì người lái xe buýt cúi đầu liên tục 50 lần và nói câu: “Hai, arigatou gozaimasu!” (Dạ, xin cám ơn ạ) 50 lần.
2. Lãnh đạo ngành giao thông vận tải từ cấp trưởng phòng trở lên, hãy đi làm bằng xe buýt trong vòng từ 3 đến 6 tháng, đặc biệt là tổng giám đốc các tổng công ty xe buýt thì phải sử dụng xe buýt thường xuyên, như vậy chắc các vị sẽ có thể tìm được một số cách khắc phục phần nào những bất cập này.
Mục đích chính của việc đi xe buýt của cán bộ ngành giao thông vận tải, nhất là bộ phận xe buýt, không phải là để giảm ùn tắc mà chủ yếu là để thấu hiểu được nỗi khổ của người sử dụng xe buýt, và từ đó có những giải pháp tình thế cho vấn nạn này.
3. Riêng Bộ trưởng, nếu vi hành thì xin không báo trước cho công ty và lái phụ xe biết, nên cải trang một chút, lên xe buýt vào giờ tan tầm tại một số bến trước cổng các trường đại học, nhất là các tuyến 32, 34, 27, 21, 44,…nhưng không cần đi tuyến số 1,2,3, 22… vì mấy tuyến này có xe tốt và khá rộng, đi không quá mệt, lái phụ xe cũng đỡ quát tháo và nói tục hơn.
4. Còn giải pháp dài hơi chắc chắn phải là một giải pháp đồng bộ, cấm ô tô cá nhân, sau đó là xe máy có lộ trình cùng với việc phát triển đường sá, xe buýt có chất lượng, tàu điện nổi, tàu điện ngầm, giãn dân và thực hiện nghiêm các biện pháp hành chính đối với hành vi vi phạm luật giao thông.
Rất mong Bộ trưởng khỏe và thành công!
N.T.N