– Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy tuần qua, cả nước có thêm hơn 2.600 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Tính từ đầu năm đến nay, đã có 147 trẻ tử vong vì bệnh này.
>>
'Chúng tôi quyết không công bố dịch tay chân miệng!'
>>
Đã có địa phương công bố dịch tay chân miệng
>>
Hàng trăm thắc mắc về 'tay chân miệng' được giải đáp
Trong vòng 1 tuần vừa qua, cả
nước có thêm 2.622 trường hợp mắc tay chân miệng tại 56 tỉnh, thành. Tích lũy từ
đầu năm đến nay, cả nước đã có 87.500 trường hợp mắc bệnh. Tổng số trẻ em tử
vong vì bệnh tay chân miệng là 147.
Cả nước hiện mới chỉ có Ninh Thuận công bố dịch tay chân miệng sau khi cân nhắc
các điều kiện (theo quy định của pháp luật). Sau khi công bố dịch, tình hình
dịch bệnh tại tỉnh Ninh Thuận vẫn diễn biến phức tạp với hơn 600 ca bệnh, 3
trường hợp tử vong.
Bệnh nhân tay chân miệng đang được điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận (Ảnh: VietNamNet) |
Dù không quá nóng như các địa phương khác với số mắc lên đến hàng ngàn ca nhưng
Ninh Thuận vẫn công bố dịch để huy động các nguồn lực tập trung chống dịch vì
dịch đang lan nhanh.
Ngay sau khi công bố dịch, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có quyết định bổ sung ngân
sách địa phương để tăng cường cơ số thuốc Gamma Globuline nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất các ca tử vong. Thuốc Gamma Globuline điều trị bệnh tay chân miệng
dành cho bệnh nhân mắc bệnh thể nặng (độ 2b trở lên).
Trong khi Ninh Thuận đã công bố dịch để huy động các nguồn lực của địa phương,
để việc phòng chống dịch không còn là “việc riêng” của ngành y tế nhằm giảm
thiệt hại thì nhiều địa phương khác vẫn nhất quyết không công bố dịch.
Quảng Ngãi hiện là tỉnh có số bệnh nhân tay chân miệng cao nhất miền Trung. Tính
đến nay, bệnh tay chân miệng đã xuất hiện tại 166/184 xã, thị trấn thuộc 14/14
huyện, TP trong tỉnh với hơn 6.770 trường hợp mắc bệnh, trong đó đã có 5 trường
hợp tử vong.
Tuy nhiên, trả lời báo chí, lãnh đạo ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi vẫn khẳng định:
“Dịch ở tỉnh vẫn trong tầm kiểm soát, vì thế không thể công bố dịch”.
N.Anh