- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An nhận định rằng, số gỗ trên chiếc xe bị tai nạn khiến 10 người chết ở huyện Con Cuông là gỗ lậu, có khả năng được khai thác từ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
>>
Kiểm lâm có mặt trên xe gỗ tai nạn thảm khốc?
>>
Tai nạn thảm khốc, 10 người tử vong
>>
Những hình ảnh đầu tiên về vụ tai nạn xe ben
Liên quan đến số lượng gỗ nghi
vấn gỗ lậu trên xe ben BKS 37V – 3851 bị lật làm 10 người chết, 4 người bị
thương vào khoảng 4h sáng ngày 7/12, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Lê
Cao Bính - Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An để tìm hiểu nguồn gốc
của lô gỗ nói trên.
- Chắc ông đã biết về vụ xe chở gỗ bị tai nạn kinh hoàng trên địa bàn xã Bình
Chuẩn huyện Con Cuông vào rạng sáng qua?
Hôm qua, tôi đang đi công tác thì nhận được thông tin về vụ tai nạn của xe chở
gỗ đó nên đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Lúc tôi lên đến nơi thì xe cẩu
đang cẩu gỗ để dọn dẹp hiện trường, giải phóng giao thông.
Chi cục trưởng Chi cục
Kiểm lâm Nghệ An nhận định rằng, số gỗ trên chiếc xe bị tai nạn khiến 10 người
chết ở huyện Con Cuông là gỗ lậu, có khả năng được khai thác từ Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Huống.
- Số lượng gỗ là bao nhiêu thưa ông?
Lúc đó tôi đếm thấy có 12 cột gỗ
tròn, mấy đường xà, văng. Đó là số gỗ làm nhà thô. Ngoài ra còn có 2 tấm dong.
Loại gỗ gì thì tôi cũng chưa rõ, chắc đó là gỗ thuộc nhóm 5.
- Theo ông thì số gỗ đó có phải là gỗ lậu?
Chắc chắn là gỗ lậu, bất hợp pháp nên mới phải vận chuyển vào ban đêm như thế,
chứ hợp pháp thì ai chở đi đường rừng ban đêm cho nguy hiểm.
- Thế đã đã xác định được nguồn gốc số gỗ đó chưa thưa ông?
Ngay trong ngày hôm qua, Chi cục đã chỉ đạo anh em các Hạt Kiểm lâm truy tìm
nguồn gốc số gỗ đó. Tôi khẳng định chắc chắn số gỗ đó là xuất phát từ Tương
Dương. Có khả năng nó được khai thác bất hợp pháp từ Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống.
- Vậy ở đó có Hạt Kiểm lâm không?
Có chứ, có Hạt Kiểm lâm Pù Huống thuộc quản lý của Sở NN&PTNT. Từ năm 2007 theo
Nghị định 119 thì Khu bảo Tồn Pù Huống thuộc quản lý của Sở.
- Theo ông, số gỗ trên là gỗ lậu. Vậy tại sao người ta phải làm theo dạng nhà
thô như thế?
Chính phủ chủ trương xóa nhà tranh tre theo chương trình 167 nên rất có thể đầu
nậu đã lợi dụng khe hở này để lách luật, vận chuyển gỗ đi tiêu thụ.
- Theo tìm hiểu của chúng tôi, hoạt động đi bốc gỗ thuê vào ban đêm của người
dân ở Châu Lý đã diễn ra nhiều năm nay. Tại sao lại để tồn tại như vậy thưa ông?
Đúng là Pù Huống và khu vực rừng giáp ranh là một điểm nóng về tình trạng khai
thác gỗ trái phép. Chúng tôi đã chỉ đạo Hạt kiểm Lâm ở khu vực đó tăng cường lực
lượng kiểm tra, truy quét nhưng việc lâm tặc lén lút khai thác, vận chuyển gỗ
trong đêm là rất khó xử lý triệt để.
Việc lâm tặc hung hãn tấn công kiểm lâm trên địa bàn tỉnh cũng đã từng xảy ra 7
vụ trong năm nay. Chúng tôi đã nỗ lực truy quét, tính đến tháng 11 năm nay Chi
Cục Kiểm lâm đã bắt thu giữ 2.400 khối gỗ các loại.
- Sau sự việc xe tai nạn lộ ra gỗ lậu như thế, Chi cục kiểm lâm sẽ làm gì để
ngăn chặn gỗ lậu?
Chúng tôi tiếp tục tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên
truyền, đồng thời tập trung lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm khi phát
hiện khai thác, vận chuyển gỗ lậu, nhất là vào dịp cuối năm.
Vụ xe chở gỗ nói trên, chúng tôi đã chỉ đạo các Hạt Kiểm Tương Dương, Con Cuông,
Quỳ Hợp… tiếp tục phối hợp với cơ quan liên quan để điều tra, xác định cho rõ
nguồn gốc để có cơ sở xử lý.
- Xin cảm ơn ông!
Khi vụ tai nạn kinh hoàng xẩy ra,
rất nhiều người dân ra cứu nạn đã nhìn thấy một người mặc sắc
phục của lực lượng kiểm lâm chui ra từ chiếc xe bị nạn rồi sau
đó được “bốc” đi nhanh chóng trên một chiếc xe ô tô.
Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng
có sự xuất hiện của cán bộ kiểm lâm trên chiếc xe chở gỗ lậu? |
Trần Văn – Duy Tuấn (thực hiện)