- Dù đã có các trạm chốt kiểm lâm trên đường, nhưng không hiểu sao trên suốt chiều dài hơn 50 km của trục đường 48C từ xã Châu Thái đến xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông), gỗ lậu có mặt hầu hết trong các nhà dân ở đây.
Gỗ tràn lan trong dân
Chúng tôi xuất phát từ địa bàn xã Châu Thái (huyện Quỳ Hợp), cũng từ đây, hai bên đường và trong nhà dân xuất hiện nhiều loại gỗ tròn, vuông và những bộ dong đặt ngay trước nhà.
Tiếp tục đi sâu vào đến xã Châu Lý (quê của 10 phu gỗ chết trên chuyến xe gỗ bị lật), hầu hết nhà dân ở đây đều có gỗ để dưới sàn nhà với khối lượng từ 2 - 5 khối, thậm chí nhiều hơn. Ở đó nào là gỗ cột tròn, gỗ phiến chất từng đống cao.
Rẽ vào một nhánh đường bên trái thuộc bản Chọng, chúng tôi thực sự “choáng” trước điểm tập kết gỗ nơi đây.
Dưới sàn nhà nào cũng toàn gỗ là gỗ. Theo mắt thường quan sát, với những đống gỗ như thế phải có đến gần chục khối gỗ các loại.
Nằm giữa bản của những ngôi nhà sàn chất nhiều gỗ nhất ở xã Châu Lý này là một ngôi nhà sàn được cho là “hoành tráng” nhất, nhì bản, ngay bên ngoài cổng có 1 chiếc xe ben chuyên dụng có trang bị cần cẩu để chở gỗ, và một chiếc xe công nông đầu ngang.
Hỏi anh Vi Văn Cường, anh này cho biết 2 chiếc xe và ngôi nhà lớn đó là của ông Vi Văn Thủy. “Nhờ có xe chở gỗ nên ông ta mới giàu như thế.”
Anh Cường cho biết, hiện trong bản vẫn có rất nhiều thanh niên, trung niên khỏe mạnh làm nghề đi bốc gỗ thuê. Trước đây anh cũng đi, nhưng vài năm nay sức khỏe yếu nên anh không còn được “tuyển” vào đội bốc gỗ thuê ban đêm nữa.
Cũng tại bản Chọng, ngay bên đường có một biển đặt nghiêm cấm khai thác gỗ củi…nhưng sát biển này lại là một ngôi nhà sàn mới làm xong cũng không kém hoành tráng. Theo một người dân thì ngôi nhà đó phải hết hàng chục khối gỗ.
Rời xã Châu Lý, tiếp tục đi theo con đường 48C, chúng tôi đến xã Bắc Sơn. Tại đây, gỗ cũng được chất đầy dưới sàn nhà của người dân. Nào là gỗ cột tròn, gỗ phiến, gỗ làm dong…
Đặc biệt, khi đi vào giữa xã, men theo con đường mòn, chúng tôi dừng xe đi bộ sâu vào khoảng 300 m thì thấy có một lán tập kết gỗ với số lượng khoảng 3 khối, gỗ mới được khai thác chưa lâu.
Tiếp tục đi vào xã Nam Sơn, ngay đầu bản, đã thấy một ngôi nhà sàn vắng bóng chủ nhà. Bên dưới sàn, một số lượng gỗ rất lớn gồm cột tròn, phiến. Trong đó, có những cây gỗ dài còn mới kéo từ rừng ra. Đầu cột vẫn còn có ách để cho trâu kéo về.
Hỏi một chị tên Kha Thị Huệ nhà bên cạnh, chị này cho biết đó là gỗ của anh Lang Văn Tuất. Anh này đang đi rừng lấy gỗ. Khi chúng tôi hỏi nhiều người đi gỗ thế có kiểm lâm bắt không thì chị ta bảo “không thấy bắt khi mô cả.” Điều ngạc nhiên là ngay trong vườn của ngôi nhà chất đầy gỗ đó có đặt một biển cấm khai thác lâm sản…
Khi chúng tôi hỏi đi khai thác gỗ về nhiều thế có bị kiểm lâm đến hỏi không thì anh này cho biết, có giấy xin phép khai thác từ UB xã và Trạm Kiểm lâm nên…cứ việc khai thác.
Tiếp tục vào xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông), địa bàn có chiếc xe chở gỗ bị lật làm 10 người chết, dưới sàn nhà của hầu hết nhà dân ở đây gỗ chất thành từng đống rất to, đủ chủng loại khác nhau.
Có thể nói, trên suốt “cung đường gỗ lậu” thì xã Bình Chuẩn có khối lượng gỗ trong nhà dân nhiều nhất. Ở đây, người dân đua nhau sắm trâu kéo, cưa xăng để “chạy đua” khai thác gỗ.
Nhà sàn mới đua nhau “nuốt” rừng
Cũng trên suốt cuộc hành trình từ xã Châu Thái đến xã Bình Chuẩn, chúng tôi chứng kiến hàng ngàn ngôi nhà sàn đồ sộ. Với những ngôi nhà như thế, họ phải đốn hạ hàng ngàn cây gỗ trong rừng. Những ngôi nhà dựng lên càng về sau thì càng “hoành tráng” hơn.
Theo những người già ở đây, thì “sức trẻ đang đua nhau thể hiện sự sang trọng bằng việc cố gắng săn lùng xa hơn để kiếm được những cây gỗ thật lớn để làm nhà thật to, thật đẹp”.
Tại xã Châu Lý, riêng bản Chọng đang có 2 ngôi nhà được dựng lên trông thật đẹp. Họ không chỉ biết chọn gỗ to, chất lượng gỗ mà còn biết đánh bóng làm cho bộ khung nhà khi dựng lên trông thật bắt mắt, nổi bật hơn hẳn những ngôi nhà khác.
Tại xã Bắc Sơn cũng có 1 ngôi nhà sàn đang dựng lên với bộ khung gỗ rất “hoành tráng”. Tiếng đục, tiếng cưa vang động nghe rõ từ phía xa. Bên ngoài đường, gỗ được tập kết chất đống từ ngoài đường vào trong cổng, trên nền nhà…
Tại xã Nam Sơn ngay bên đường chính cũng có một ngôi nhà đang được đục sẵn chưa dựng lên. Nhưng hàng chục khối gỗ cũng đã được tập kết tại đây để đủ cho một ngôi nhà sàn mới thật hoành tráng sẽ mọc lên.
Trong cuộc hành trình đó, chúng tôi còn thấy cả những đoàn người dắt trâu vào rừng kéo gỗ. Trong rất nhiều nhà dân nuôi trâu đực khỏe dùng làm sức kéo để khai thác gỗ.
Dọc suốt chiều dài hơn 50km từ xã Châu Thái đến xã Bình Chuẩn, ngay bên ngoài đường quốc lộ 48C có đến gần chục xưởng cưa. Chính những chiếc xưởng cưa này càng góp phần cho gỗ trong rừng cạn kiệt nhanh hơn.
Nhiều hộ dân còn trang bị cả cưa xăng để khai thác gỗ. Những thân gỗ tròn to lớn, với những chiếc cưa xăng đó thì chỉ ít phút là họ đốn ngã. Cưa xăng còn được dùng xẻ dọc thân gỗ dài ra để làm những đường hạ, rui, hay xẻ thành gỗ phiến.
Cơ quan chức năng ở đâu?
Cuộc hành trình trên “cung đường gỗ lậu” có một thực tế rất nực cười là ở mỗi xã có 1 trạm chốt kiểm lâm. Ấy vậy mà gỗ tràn lan trong nhà, dưới sàn, ngoài vườn, dọc đường ở đây như không hề có kiểm lâm vậy.
Tại xã Bình Chuẩn có một biển cấm có ghi nội dung: Rừng phòng hộ, cấm mọi hành vi khai thác làm ảnh hưởng tài nguyên rừng, chăn thả gia súc trong khu vực rừng phòng hộ nhưng đã bong tróc hết chữ, không chịu sửa lại khiến nhiều người khó mà dịch ra được nội dung của nó cấm gì.
Càng khó hiểu hơn khi ngay bên cạnh chiếc biển cấm đó là một ngôi nhà sàn chất rất nhiều gỗ từ dưới sàn, ngoài sàn gồm cả gỗ tròn, gỗ phiến với nhiều chủng loại khác nhau.
Ở xã Nam Sơn, một ngôi nhà sàn cũng chất đầy gỗ dưới sàn với khối các loại gỗ tròn làm cột, phiến…Nhưng ngay trong khu vườn của ngôi nhà này cũng có một biển cấm nội dung: “Rừng phòng hộ cấm khai thác gỗ, củi, lâm sản…” bị cây trồng trong vườn che khuất không mấy ai nhìn.
Sau vụ xe chở gỗ chạy trên đường 48C, ông Vi Văn Đồng (54 tuổi) ở bản Tông (bản xảy ra vụ tai nạn) cho biết: “Từ sau bữa có xe lật chết người đến bữa ni không thấy xe chở gỗ chạy qua nữa, chứ trước đó ban đêm xe chở gỗ hay chạy qua lắm, ban ngày thỉnh thoảng vẫn có xe chở gỗ chạy qua”.
Anh Vi Văn Hùng (bản Na Cọ) cũng nói: “Từ lâu nay xe chở gỗ qua đường này vào ban đêm thì nhiều lắm. Chỉ sau bữa có xe bị lật chết người là không nghe tiếng xe chạy qua nữa”.
Như vậy, việc gỗ cất giữ trong nhà dân đã khai thác và đang tiếp tục khai thác của 5 xã Châu Thái, Châu Lý, Bắc Sơn, Nam Sơn, Bình Chuẩn đã qua mặt 4 trạm kiểm soát gồm cả của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và trạm kiểm lâm huyện Quỳ Hợp, Con Cuông.
Ông Dương Ngọc Hùng, Giám đốc BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nói: “Gỗ rừng tụ nhiên không chỉ ở khu bảo tồn Pù Huống, mà còn có các Ban quản lý rừng phòng hộ, một số thuộc chính quyền địa phương quản lý, rồi diện tích rừng cộng đồng do dân cư quản lý cho nên trách nhiệm ở đâu, thuộc về ai thì phải xác định được nguồn gốc nơi khai thác”.
Ông Hùng cũng thừa nhận, việc gỗ chất dưới sàn nhà của nhiều hộ dân như phản ánh là có thật. Trong đó, có người mua về, có người trực tiếp đi khai thác.
Rời “cung đường gỗ lậu” khi trời đã về chiều, chúng tôi vẫn bắt gặp những lâm tặc đang dắt trâu vào rừng kéo gỗ. Nhìn lên những cánh rừng trước mặt đã tan hoang, lại liên tưởng đến cảnh tượng lũ ống, lũ quét mỗi mùa mưa lũ về. Và rồi, con người lại phải trả giá…
Trần Văn - Quốc Huy
(Ảnh Trần Văn)
Những tai nạn thảm khốc trên cung đường gỗ lậu
Bắt 2 kiểm lâm vụ xe gỗ lậu bị lật
Kiểm lâm Nghệ An mua gỗ lậu từ lâm tặc?
Ai làm ngơ trước cung đường gỗ lậu?
Bắt 2 kiểm lâm vụ xe gỗ lậu bị lật
Kiểm lâm Nghệ An mua gỗ lậu từ lâm tặc?
Ai làm ngơ trước cung đường gỗ lậu?
Gỗ tràn lan trong dân
Chúng tôi xuất phát từ địa bàn xã Châu Thái (huyện Quỳ Hợp), cũng từ đây, hai bên đường và trong nhà dân xuất hiện nhiều loại gỗ tròn, vuông và những bộ dong đặt ngay trước nhà.
Gỗ dưới sàn nhà của một nhà dân ở bản Chọng xã Châu Lý |
Rẽ vào một nhánh đường bên trái thuộc bản Chọng, chúng tôi thực sự “choáng” trước điểm tập kết gỗ nơi đây.
Một ngôi nhà sàn mới được dựng lên ở xã Châu Lý |
Nằm giữa bản của những ngôi nhà sàn chất nhiều gỗ nhất ở xã Châu Lý này là một ngôi nhà sàn được cho là “hoành tráng” nhất, nhì bản, ngay bên ngoài cổng có 1 chiếc xe ben chuyên dụng có trang bị cần cẩu để chở gỗ, và một chiếc xe công nông đầu ngang.
Nhà sàn hoành tráng và chiếc xe chuyên dụng chở gỗ của ông Vi Văn Thủy ở bản Chọng, xã Châu Lý. |
Anh Cường cho biết, hiện trong bản vẫn có rất nhiều thanh niên, trung niên khỏe mạnh làm nghề đi bốc gỗ thuê. Trước đây anh cũng đi, nhưng vài năm nay sức khỏe yếu nên anh không còn được “tuyển” vào đội bốc gỗ thuê ban đêm nữa.
Bộ dong và đống gỗ, và những bì than dưới sàn nhà của anh Lương Văn Tùng ở xã Nam Sơn |
Rời xã Châu Lý, tiếp tục đi theo con đường 48C, chúng tôi đến xã Bắc Sơn. Tại đây, gỗ cũng được chất đầy dưới sàn nhà của người dân. Nào là gỗ cột tròn, gỗ phiến, gỗ làm dong…
Đặc biệt, khi đi vào giữa xã, men theo con đường mòn, chúng tôi dừng xe đi bộ sâu vào khoảng 300 m thì thấy có một lán tập kết gỗ với số lượng khoảng 3 khối, gỗ mới được khai thác chưa lâu.
Tiếp tục đi vào xã Nam Sơn, ngay đầu bản, đã thấy một ngôi nhà sàn vắng bóng chủ nhà. Bên dưới sàn, một số lượng gỗ rất lớn gồm cột tròn, phiến. Trong đó, có những cây gỗ dài còn mới kéo từ rừng ra. Đầu cột vẫn còn có ách để cho trâu kéo về.
Khi chúng tôi hỏi đi khai thác gỗ về nhiều thế có bị kiểm lâm đến hỏi không thì anh này cho biết, có giấy xin phép khai thác từ UB xã và Trạm Kiểm lâm nên…cứ việc khai thác.
Một cái nhà chất đầy gỗ của một hộ dân ở xã Nam Sơn |
Có thể nói, trên suốt “cung đường gỗ lậu” thì xã Bình Chuẩn có khối lượng gỗ trong nhà dân nhiều nhất. Ở đây, người dân đua nhau sắm trâu kéo, cưa xăng để “chạy đua” khai thác gỗ.
Nhà sàn mới đua nhau “nuốt” rừng
Cũng trên suốt cuộc hành trình từ xã Châu Thái đến xã Bình Chuẩn, chúng tôi chứng kiến hàng ngàn ngôi nhà sàn đồ sộ. Với những ngôi nhà như thế, họ phải đốn hạ hàng ngàn cây gỗ trong rừng. Những ngôi nhà dựng lên càng về sau thì càng “hoành tráng” hơn.
Một ngôi nhà sàn hoành tráng ngốn hết hàng chục khối gỗ ở xã Bắc Sơn. |
Tại xã Châu Lý, riêng bản Chọng đang có 2 ngôi nhà được dựng lên trông thật đẹp. Họ không chỉ biết chọn gỗ to, chất lượng gỗ mà còn biết đánh bóng làm cho bộ khung nhà khi dựng lên trông thật bắt mắt, nổi bật hơn hẳn những ngôi nhà khác.
Gỗ chất đống dưới sàn nhà anh Lang Văn Tuất ở bản Nà Cọ xã Bình Chuẩn trong khi ngay trong khu vườn của ngôi nhà này có một biển cấm bị cây cối che khuất đi ngoài đường ít ai nhìn thấy. |
Tại xã Nam Sơn ngay bên đường chính cũng có một ngôi nhà đang được đục sẵn chưa dựng lên. Nhưng hàng chục khối gỗ cũng đã được tập kết tại đây để đủ cho một ngôi nhà sàn mới thật hoành tráng sẽ mọc lên.
Một biển cấm khai thác lâm sản…ở xã Bình Chuẩn bị hỏng chưa được sữa chữa, trong khi ngay dưới sàn nhà và bên ngoài sàn của ngôi nhà bên cạnh chất đầy gỗ. |
Dọc suốt chiều dài hơn 50km từ xã Châu Thái đến xã Bình Chuẩn, ngay bên ngoài đường quốc lộ 48C có đến gần chục xưởng cưa. Chính những chiếc xưởng cưa này càng góp phần cho gỗ trong rừng cạn kiệt nhanh hơn.
Cơ quan chức năng ở đâu?
Cuộc hành trình trên “cung đường gỗ lậu” có một thực tế rất nực cười là ở mỗi xã có 1 trạm chốt kiểm lâm. Ấy vậy mà gỗ tràn lan trong nhà, dưới sàn, ngoài vườn, dọc đường ở đây như không hề có kiểm lâm vậy.
Ông Vi Văn Đồng cũng cho biết xe chở gỗ lậu chạy qua con đường bản trước khi có xe bị lật chết người là rất nhiều. Ngay trong nhà ông cũng có rất nhiều tấm dong. |
Càng khó hiểu hơn khi ngay bên cạnh chiếc biển cấm đó là một ngôi nhà sàn chất rất nhiều gỗ từ dưới sàn, ngoài sàn gồm cả gỗ tròn, gỗ phiến với nhiều chủng loại khác nhau.
Anh Vi Văn Hùng ở xã Bình Chuẩn cho biết trước khi có xe bị lật thì ban đêm xe chở gỗ trên đường 48C qua bản rất nhiều. |
Sau vụ xe chở gỗ chạy trên đường 48C, ông Vi Văn Đồng (54 tuổi) ở bản Tông (bản xảy ra vụ tai nạn) cho biết: “Từ sau bữa có xe lật chết người đến bữa ni không thấy xe chở gỗ chạy qua nữa, chứ trước đó ban đêm xe chở gỗ hay chạy qua lắm, ban ngày thỉnh thoảng vẫn có xe chở gỗ chạy qua”.
Một lán tập kết gỗ ngay dưới chân rừng ở xã Bắc Sơn. |
Như vậy, việc gỗ cất giữ trong nhà dân đã khai thác và đang tiếp tục khai thác của 5 xã Châu Thái, Châu Lý, Bắc Sơn, Nam Sơn, Bình Chuẩn đã qua mặt 4 trạm kiểm soát gồm cả của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và trạm kiểm lâm huyện Quỳ Hợp, Con Cuông.
Trời đã về chiều, người dân bắt đầu đưa trâu vào rừng kéo gỗ về bãi tập kết. |
Ông Hùng cũng thừa nhận, việc gỗ chất dưới sàn nhà của nhiều hộ dân như phản ánh là có thật. Trong đó, có người mua về, có người trực tiếp đi khai thác.
Rời “cung đường gỗ lậu” khi trời đã về chiều, chúng tôi vẫn bắt gặp những lâm tặc đang dắt trâu vào rừng kéo gỗ. Nhìn lên những cánh rừng trước mặt đã tan hoang, lại liên tưởng đến cảnh tượng lũ ống, lũ quét mỗi mùa mưa lũ về. Và rồi, con người lại phải trả giá…
Trần Văn - Quốc Huy
(Ảnh Trần Văn)