- “Máy bay chỉ phát hiện được vật thể có phản quang, âm hiệu, vật hiệu mà không phát hiện được vật thể nhỏ. Do vậy chắc chắn phải dùng cả máy bay và tàu biển để bổ sung cho việc tìm kiếm”.


Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC) cho biết tại buổi làm việc với thân nhân các thuỷ thủ tàu Vinalines Queen và đại diện Vinalines Shipping.


Sau khi làm việc với Công ty Vinalines Shipping, tối 1/1/2012, đoàn đại diện gia đình 22 thuỷ thủ mất tích của tàu Vinalines Queen tiếp tục lên xe sang làm việc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC), để bàn cách tìm kiếm các thủy thủ còn mất tích.
Vị trí tàu Vinalines Queen gặp nạn và bị chìm.

Trao đổi với người nhà các thuỷ thủ, ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC) cho biết: Ngay từ khi tàu mất liên lạc, Trung tâm đã xác định tình huống và đề nghị các cơ quan liên quan triển khai tìm kiếm với hình thức tàu bị tai nạn chứ không đơn thuần là mất liên lạc. Trung tâm Việt Nam MRCC cũng đã ngay lập tức làm văn bản gửi sang Nhật Bản, Đài Loan, Philippines yêu cầu tìm kiếm.

Ông Vũ cũng cho biết: Trong cuộc họp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Việt Nam MRCC cũng đã đề nghị chỉ đạo Công ty vận tải Vinalines Shipping tiếp tục thuê máy bay hoặc tàu biển để tìm kiếm các thuyền viên. Trong đó phương án thuê tàu biển là phù hợp nhất vì máy bay khó phát hiện những vật thể nhỏ.

Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã giao Vinalines Shipping thuê phương tiện tiếp tục tìm kiếm.

Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Giám đốc (Việt Nam MRCC) đang làm việc với các thân nhân thuỷ thủ và đại diện Vinalines Shipping để đi đến thông nhất thuê máy bay và tàu Nhật Bản tiếp tục tìm kím 22 thuỷ thủ.

Tuy nhiên, bà Thắng cho rằng, bà không bằng lòng với việc chỉ thuê máy bay tìm, vì máy bay đã rà 3 ngày không thấy gì, ngay cả xuồng của thủy thủ Hùng cũng không nhìn thấy. Do vậy nếu thuê tàu biển tìm sẽ hiệu quả hơn.

Trong khi đó, theo đại diện của Vinalines Shipping, ông Phạm Xuân Sơn, phía Công ty đã cử cán cùng đại diện bảo hiểm sang Nhật Bản và Philippines cùng ngồi trên máy báy để tìm kiếm. Ngoài ra còn nhờ Bộ Ngoại giao can thiệp bằng đường ngoại giao, phát tín hiệu hàng hải nhờ các tàu thuyền trong khu vực tìm kiếm…

Không đồng tình với cách tìm kiếm như vậy, bà Thắng cho rằng, việc tìm kiếm bằng máy bay không hiệu quả mà vẫn dùng, chưa thuê tàu ra tìm là không được.

Đồng tình với quan điểm của bà Thắng ông Vũ cho rằng, tìm bằng máy bay có hạn chế. Vì vậy phải tính phối hợp bằng máy bay và tàu biển.

“Máy bay chỉ phát hiện được vật thể có phản quang, âm hiệu, vật hiệu mà không phát hiện được vật thể nhỏ. Do vậy chắc chắn phải dùng cả máy bay và tàu biển để bổ sung cho việc tìm kiếm”, ông Vũ nói.
Đã nhiều ngày trôi qua, vợ của các thuỷ thủ mất tích tàu Vinalines Queen vẫn ngày đêm trông chờ tin chông nhưng...

Ông Lê Bá Hợp, anh trai của máy trưởng Lê Bá Trúc (nguyên là Phó Tổng giám đốc Công ty bảo đảm an toàn Hàng hải Việt Nam) cũng đưa ra phân tích và chỉ ra rằng: “Hệ thống tìm kiếm của Philippines chỉ được cái thuê rẻ nhưng lại rất yếu. Do vậy, nên cần làm bước cao hơn nữa là thuê tàu và máy bay hiện đại của cứu hộ Nhật Bản. Nếu được như vậy thì các gia đình sẽ vẫn còn huy vọng.

Ông Hợp cũng đề nghị chưa bàn tới trách nhiệm của chủ tàu mà cần bàn giải pháp tìm kiếm tiếp theo. Đồng thời ông cũng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam MRCC và không phủ nhận nỗ lực của chủ tàu.

Ngay sau đấy cả 3 bên, gồm đại diện gia đình các thủy thủ còn mất tích, Việt Nam MRCC, Công ty Vinalines Shipping đã thống nhất: Không chỉ thuê tàu từ Philippines tìm kiếm các thuyền viên còn lại trong thời gian trước mắt, mà cần phải thuê tàu, máy bay tầm xa có thiết bị chuyên dụng của Nhật Bản tiếp tục tìm kiếm.

Việt Nam MRCC thống nhất phương án này và đề nghị trường hợp thuê được tàu thì cơ quan này sẽ phối hợp với các tàu để tìm kiếm và chi phí chủ tàu phải trả.

Vũ Điệp