- Trời rét đậm, rét hại
trong thời gian dài (hơn 1 tuần qua) đã khiến lượng bệnh nhi và người già nhập
viện tăng cao đột ngột. Chủ yếu các bé mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy còn các
cụ già mắc các bệnh về xương khớp, huyết áp, tai biến mạch máu não, …
TIN LIÊN QUAN:
>>
Hà Nội lạnh 10 độ, mưa rét đến tuần sau
>>
Hà Nội lạnh 10 độ, giá rau xanh, thịt cá tăng chóng mặt
>>
Bọc con đến lớp trong cái lạnh 10 độ
>>
Hà Nội: "Trời không mưa vẫn bắt con mặc áo mưa"
Bệnh viện Nhi TW cho biết số bệnh nhi những ngày vừa qua đã tăng đột biến
thêm 500-700 trường hợp/ngày (từ con số 1.300 lượt khám lên khoảng 1.800 đến
2.000 lượt khám/ngày).
Tại khoa Nhi (Bệnh viện
Xanh Pôn và Bệnh viện Bạch Mai), tình trạng bệnh nhi tăng đột biến vì mắc các
bệnh do trời rét đậm, rét hại) cũng đang diễn ra tương tự ở bệnh viện Nhi TW.
Các bệnh nhi nhập viện chủ yếu các bé mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy do thời
tiết khắc nghiệt. Số bệnh nhi mới 3-4 tháng chiếm tỷ lệ rất đông và rất nhiều
cháu bị sốt cao không dứt, viêm họng, sốt virus, tiêu chảy.
Đáng lưu ý, tiêu chảy thường do vi rút Rota gây ra, còn gọi là tiêu chảy mùa
đông. Khi mắc bệnh, trẻ bị bệnh thường sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu
chảy nhiều lần, phân lỏng, dễ mất nước, mất điện giải, nếu nặng có thể tử vong
nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
Các bệnh nhi nhập viện chủ yếu các bé mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy do thời tiết khắc nghiệt. Số bệnh nhi mới 3-4 tháng chiếm tỷ lệ rất đông và rất nhiều cháu bị sốt cao không dứt, viêm họng, sốt virus, tiêu chảy (Ảnh: Phạm Hải) |
Các bác sỹ Nhi khoa khuyến
cáo khi trẻ bị tiêu chảy mùa đông phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất là bằng
oresol pha chính xác đến từng ml theo quy định ghi ở bao bì và cho trẻ uống từng
ít một, liên tục và rải rác trong ngày.
Ngoài ra, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng,
tránh cho trẻ ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý chuyện
mặc ấm cho trẻ vì nếu mặc quá nhiều áo, trẻ bị toát mồ hôi có thể ngấm lại vào
cơ thể gây cảm lạnh, số cao.
Thời tiết những ngày này (và ít nhất là tới đầu tuần tới) không những lạnh mà
còn có độ ẩm không khí rất cao (lên tới gần mức bão hòa như 98, 99%).
Vì thế, các gia đình cần
giữ gìn vệ sinh nhà cửa, vật dụng cá nhân tốt, không để bị ẩm mốc để tránh vi
khuẩn cư ngụ, gây bệnh cho trẻ.
Ngoài trẻ em thì người già cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết
thay đổi. TS Đoàn Hữu Nghị, GĐ bệnh viện E cho hay, kể từ khi trời lạnh khoa
xương khớp của bệnh viện đã tiếp nhận số cụ già đông hơn hẳn ngày thường (tăng
thêm khoảng 30% so với ngày thường).
Tại viện Lão khoa Quốc gia, tình trạng tương tự cũng xảy ra khi các cụ mắc các
chứng về tim mạch, huyết áp ngày càng gia tăng khi nhiệt độ hạ thấp. Có nhiều cụ
bị yếu tay chân, ngã, đột quỵ, tai biến mạch máu não (chủ yếu là các cụ trên 65
tuổi).
Bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý vì trời lạnh làm tăng nguy cơ huyết áp tăng
vọt, gây tai biến mạch máu não. Đáng lưu ý số bệnh nhân trẻ, dưới 40, bị tăng
huyết áp đang tăng cao, chiếm khoảng 10-15% tổng số khám.
Ông Nghị khuyến cáo các cụ cao tuổi cần tránh bị sốc nhiệt trong mùa đông (không
đi tập thể dục sớm quá hoặc muộn quá), tránh vận động quá mạnh với cường độ cao,
cần giữa ấm, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và có chế độ vận động hợp lý.
Ngọc Anh