- Sau ca phẫu thuật
cắt bỏ khối u khổng lồ kéo dài 11 tiếng 23 phút, hiện bệnh nhân Nguyễn Duy
Hải đang được chăm sóc đặc biệt, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Thông tin trên được Bệnh viện Pháp – Việt (FV) TP.HCM cho biết trong buổi họp báo diễn ra vào sáng ngày 6/1.
Phía Bệnh viện FV cho biết đây là ca mổ phức tạp, căng thẳng, lắm nguy cơ làm tốn hao nhiều sức lực và tâm huyết của các y bác sĩ của bệnh viện nhất từ trước đến nay.
Để tiến hành ca phẫu thuật bóc tách khối u có một không hai này, Bệnh viện FV đã phải huy động cả thảy 60 y, bác sĩ. Riêng khoa Gây mê – Hồi sức của Bệnh viện có 7 nhân viên thì cả 7 người đều tham gia vào ca mổ cho anh Hải.
Đúng 6h30 sáng 5/1, bệnh nhân Hải được chuyển vào phòng mổ. Các bác sĩ và kỹ thuật viên gây mê phải mất 2 tiếng đồng hồ để gây mê cho bệnh nhân.
8h55 phút ca mổ bắt đầu với nhát dao cắt đầu tiền của bác sĩ mổ chính người Mỹ McKay Mckinnon. Mãi cho đến 19h10 phút cùng ngày, khối u mới được cắt bỏ hoàn toàn.
Sau đó bệnh nhân Hải được tiến hành tạo hình. Tới 21h03 phút ca mổ kết thúc, bệnh nhân được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo bác sĩ Thái Thị Hoa, Trưởng khoa Gây mê – Hồi sức và Điều trị đau, Bệnh viện FV, đại diện cho ê kíp phẫu thuật, đây là một ca mổ nhiều nguy cơ, kéo dài, khả năng mất máu vô cùng lớn.
Ngoài ra vấn đề hồi sức trong thời gian hậu phẫu cho bệnh nhân cũng hết sức quan trọng. Sau ca mổ bệnh nhân phải đối diện với các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, biến chứng do truyền máu quá nhiều…
Trong ca mổ có những lúc máu của bệnh nhân chảy xối xả. Phải rất bình tĩnh và chuyên nghiệp ê kíp phẫu thuật mới có thể ứng phó linh hoạt, ngay lập tức cầm máu lại.
Tổng cộng anh Nguyễn Duy Hải đã được truyền 7 lít máu. Khối u sau khi được tách ra khỏi cơ thể bệnh nhân có trọng lượng chính xác là 82 kg.
Đến sáng 6/1, Bệnh nhân Hải vẫn đang ngủ vì được dùng thuốc an thần. Bệnh nhân đang thở máy vì phổi hoạt động chưa được tốt.
Tuy nhiên, bệnh nhân không cần phải dùng thuốc vận mạch, lượng máu được bù đắp đủ, kết quả kiểm tra tim, phổi bình thường.
Trong ngày hôm nay, các bác sĩ sẽ cho anh Hải tỉnh dậy từ từ và quyết định thời điểm để rút ống nội khí quản, tránh các biến chứng về nhiễm trùng.
Để có thể khẳng định ca phẫu thuật cứu sống bệnh nhân Hải có thành công hay không còn phải theo dõi thêm ít nhất 15 ngày nữa.
Dự kiến bệnh nhân Hải sẽ nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt khoảng 1 tuần.
Thanh Huyền
Thông tin trên được Bệnh viện Pháp – Việt (FV) TP.HCM cho biết trong buổi họp báo diễn ra vào sáng ngày 6/1.
Phía Bệnh viện FV cho biết đây là ca mổ phức tạp, căng thẳng, lắm nguy cơ làm tốn hao nhiều sức lực và tâm huyết của các y bác sĩ của bệnh viện nhất từ trước đến nay.
Để tiến hành ca phẫu thuật bóc tách khối u có một không hai này, Bệnh viện FV đã phải huy động cả thảy 60 y, bác sĩ. Riêng khoa Gây mê – Hồi sức của Bệnh viện có 7 nhân viên thì cả 7 người đều tham gia vào ca mổ cho anh Hải.
Đúng 6h30 sáng 5/1, bệnh nhân Hải được chuyển vào phòng mổ. Các bác sĩ và kỹ thuật viên gây mê phải mất 2 tiếng đồng hồ để gây mê cho bệnh nhân.
Anh Nguyễn Duy Hải sau khi được cắt bỏ khối u. |
8h55 phút ca mổ bắt đầu với nhát dao cắt đầu tiền của bác sĩ mổ chính người Mỹ McKay Mckinnon. Mãi cho đến 19h10 phút cùng ngày, khối u mới được cắt bỏ hoàn toàn.
Sau đó bệnh nhân Hải được tiến hành tạo hình. Tới 21h03 phút ca mổ kết thúc, bệnh nhân được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo bác sĩ Thái Thị Hoa, Trưởng khoa Gây mê – Hồi sức và Điều trị đau, Bệnh viện FV, đại diện cho ê kíp phẫu thuật, đây là một ca mổ nhiều nguy cơ, kéo dài, khả năng mất máu vô cùng lớn.
Tất cả các rủi ro về gây mê đều gặp trên bệnh nhân này. Giữ cho bệnh nhân được gây mê liên tục trong mười mấy tiếng đồng hồ mà sức khoẻ ổn định là một điều không hề đơn giản.
Ngoài ra vấn đề hồi sức trong thời gian hậu phẫu cho bệnh nhân cũng hết sức quan trọng. Sau ca mổ bệnh nhân phải đối diện với các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, biến chứng do truyền máu quá nhiều…
Trong ca mổ có những lúc máu của bệnh nhân chảy xối xả. Phải rất bình tĩnh và chuyên nghiệp ê kíp phẫu thuật mới có thể ứng phó linh hoạt, ngay lập tức cầm máu lại.
Tổng cộng anh Nguyễn Duy Hải đã được truyền 7 lít máu. Khối u sau khi được tách ra khỏi cơ thể bệnh nhân có trọng lượng chính xác là 82 kg.
Đến sáng 6/1, Bệnh nhân Hải vẫn đang ngủ vì được dùng thuốc an thần. Bệnh nhân đang thở máy vì phổi hoạt động chưa được tốt.
Tuy nhiên, bệnh nhân không cần phải dùng thuốc vận mạch, lượng máu được bù đắp đủ, kết quả kiểm tra tim, phổi bình thường.
Trong ngày hôm nay, các bác sĩ sẽ cho anh Hải tỉnh dậy từ từ và quyết định thời điểm để rút ống nội khí quản, tránh các biến chứng về nhiễm trùng.
Để có thể khẳng định ca phẫu thuật cứu sống bệnh nhân Hải có thành công hay không còn phải theo dõi thêm ít nhất 15 ngày nữa.
Dự kiến bệnh nhân Hải sẽ nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt khoảng 1 tuần.
Thanh Huyền