– Vào khoảng gần cuối tháng 12/2011, một bệnh nhi 8 tuổi tại Tuyên Quang đã phải nhập viện điều trị vì bị bỏng sau khi sử dụng túi sưởi bị bục. Hiện đã vào thời điểm chính đông nên nhu cầu sử dụng túi sưởi, túi chườm ấm đa năng tăng cao. Người dân cần cảnh giác và sử dụng túi sưởi đúng cách để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

TIN LIÊN QUAN:

Giới trẻ làm gì khi Hà Nội lạnh dưới 10 độ?
Lạnh tê tái, Hà Nội áo phao 'cháy' hàng
Mẫu Sơn lạnh -0,4 độ, xuất hiện băng giá
Hà Nội: “Nóng” hàng chống lạnh
Hà Nội lạnh 10 độ, mưa rét đến tuần sau

Bỏng chân, mông và bộ phận sinh dục khi dùng túi sưởi

Trường hợp bệnh nhi này bị bỏng do bục túi sưởi trong khi đang sử dụng. Khi túi sưởi bục, nhiệt độ trong túi khoảng 70-75 độ C và cháu bé đã bị bỏng 2 chân, 2 bên mông và bộ phận sinh dục.

Hiện bệnh nhi này đang được điều trị tại VIện Bỏng quốc gia. Mẹ của bệnh nhi này cho biết túi sưởi bị nổ mà hàng mới mua từ thưing hiệu túi sưởi Mimosa.

Khi chị đem cắm sạc để chuẩn bị dùng cho ban đêm thì túi bất ngờ bị nổ khiến nước nóng bên trong chảy ra tràn xuống đệm khiến cháu bé bị bỏng nặng.

Các loại túi sưởi đang rất hút khách trong những ngày giá rét (Ảnh minh họa: Internet)

Giải thích về sự cố này, bà Trịnh Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bagico - nhà sản xuất túi sưởi Mimosa, cho biết hiện chưa có cơ sở khẳng định bé gái 8 tuổi này bị bỏng do túi sưởi, khi gia đình không đưa ra được bất cứ chứng cứ gì, kể cả hiện trường cũng như biên bản, ngoài vỏ hộp sản phẩm Mimosa.

Theo bà Huyền, nếu nói cháu bé bị bỏng do túi sưởi - đang sạc cách đó vài mét - thì vô lý, vì nếu ngồi xa thì nước bắn sẽ gây bỏng ở mặt và thân người chứ không phải ở môn, đùi, chân.

Hơn nữa, túi sưởi lúc nổ mới cắm điện được 3 phút thì nước bắn ra cũng khó có khả năng gây bỏng nặng. Theo bà Huyền, có khả năng cháu bé đã ôm túi trong khi đang cắm điện hoặc ngồi lên túi nên mới dẫn tới sự cố trên.

Sau khi sự cố của cháu bé này được báo chí đăng tải, một số bạn đọc cho biết họ cũng sử dụng túi sưởi của những hãng khác và chuyện bục túi, vỡ túi không phải chuyện hiếm. Rất may trong những trường hợp cho biết bị bục túi, vỡ túi thì vì túi để xa nên không có trường hợp nào bị bỏng nặng.

Nhiều người không biết sử dụng túi sưởi đúng cách

Nhu cầu dùng túi sưởi tăng cao đột biến

Trong những ngày qua, khi nhiệt độ xuống rất thấp thì nhu cầu sử dụng túi sưởi tăng cao đột biến. Đối tượng dùng nhiều là các em bé và người cao tuổi.

Chị Thoa, một đầu mối phân phối túi sưởi đa năng qua mạng Internet cho biết 2 ngày nay hàng của chị phân phối không kịp cho toàn bộ các khu vực nội, ngoại thành. Với mức giá thấp nhất 90 ngàn đồng và chủ yếu dao động từ 120-150 ngàn đồng/chiếc, có những gia đình mua đến 5 chiếc túi sưởi để sử dụng. 

Theo bà Trịnh Thị Thanh Huyền, bất kỳ sản phẩm nào dù giá cao đến đâu cũng không ai đảm bảo hoàn hảo được.

Trách nhiệm của nhà sản xuất hay phân phối là đưa thông tin đầy đủ kể cả những khuyến cáo đến người tiêu dùng, và người dùng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước, để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.

Hiện nay, do không có điều tra cụ thể của cơ quan chức năng nên chưa thể biết chính xác trường hợp bị bỏng này cuối cùng là do sai sót kỹ thuật của túi sưởi hay do người dùng sử dụng túi sưởi không đúng cách.

Tuy nhiên, theo khảo sát của VietNamNet, túi sưởi rất phổ biến và nhu cầu sử dụng tăng cao đột biến trong những ngày giá rét thế này (đặc biệt là những người mắc bênh về xương khớp và trẻ nhỏ) nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng khi mà vừa sạc điện vừa ôm túi, vừa sạc vừa để vật nặng lên trên, vv …

Cấu tạo thông thường của túi sưởi gồm có cực điện làm nóng trong môi trường nước muối loãng, có rơle khống chế nhiệt ở khoảng 60-70 độ tuỳ loại sản phẩm.

Khi thiết kế, thường có bộ phận an toàn cách điện và không cách nhiệt (đó là các lớp vải nhựa giữ nước bên trong) giúp nhiệt tỏa ra sưởi ấm.

Túi sưởi cũng như bất kỳ loại đồ điện nào đều có thể gây ra họa lớn cho người sử dụng nếu thiếu hiểu biết của người sử dụng về nó… Trong quá trình sử dụng, không ít người vừa cắm điện vừa ôm, hoặc ôm lên người rồi rút điện nếu chẳng may túi dùng lâu bị hở, bục, rách dễ gây chập.

Hơn nữa, nổ cũng có thể do rơ le nhiệt trục trặc không ngắt, làm túi sưởi đạt độ sôi lâu cũng có thể bị vỡ. Cũng có trường hợp nổ rách túi bên ngoài do cắm lâu quá, nước giãn nở, đầy bọt khí… trong khi túi không thể giãn nở to hơn dẫn tới bục…

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bà Huyền khuyến cáo đối với bất kỳ sản phẩm điện nào, cần tuân thủ hướng dẫn nhà sản xuất. Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác đảm bảo an toàn trong khi sử dụng túi sưởi là tuyệt đối không sử dụng túi khi đang cắm điện.

Khi cắm điện không được ngồi gần, không được để bất cứ thứ gì để nên (kể cả khi đã rút ra). Cần kiểm tra túi trước khi cắm xem có rách mép hay rò rỉ nước hay không. Không nên cắm điện quá lâu, nếu thấy túi phồng hơn bình thường cần phải ngắt điện ngay.

N.Anh