- Ghi nhận nhanh của PV VietNamNet về ngày đầu đổi giờ học, giờ làm tại Hà Nội...
Đổi giờ học, giờ làm: Loay hoay ứng phó
Sáng nay (1/2), Hà Nội đã
thực hiện thay đổi giờ làm, nhiều gia đình đã phải loay
hoay tìm cách để thích nghi với giờ giấc sinh hoạt mới.
Đổi giờ học, giờ làm: Bộn bề lo lắng
Bắt đầu từ ngày mai
(1/2), Hà Nội sẽ đổi giờ học, giờ làm. Nhưng đến thời
điểm này, thông tin cụ thể về việc đổi giờ học giờ làm,
đặc biệt là giờ học đang gây nhiều lo lắng cho các bậc
phụ huynh.
|
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, trước 7h, tại cổng nhiều trường ĐH, THPT tình trạng giao thông vẫn bình thường. Ngoài lý do đây chưa phải giờ cao điểm thì một số trường đại học, cao đẳng sinh viên chưa đi học trở lại.
Tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền, SV sẽ bắt đầu học từ 6/2. Hay ĐH Sư phạm HN số lượng sinh viên sau Tết đã đi thực tập, kiến tập, tập quân sự.
Một số trường vẫn giữ nguyên lịch học cũ Nguyễn Siêu, Chuyên Ngữ ĐH Quốc gia (vẫn giữ lịch học từ 7h15).
Tuy thế, tình trạng giao thông bắt đầu tắc nghẽn nghiêm trọng từ 7h30 đến 8h. Phố Thái Thịnh nơi có trường Tiểu học và THCS Thái Thịnh, dòng người đen đặc phải cố nhích từng tý.
Giao thông càng khó khăn khi đường Thái Thịnh 2 đang làm mương dang dở, các lối nhỏ người qua lại chen chúc
Khoảng 5 cán bộ tự quản của phường đứng ra dẹp đường nhưng không làm giao thông khá hơn.
Chị Ngọc ở khu tập thể Thái Thịnh cho biết, con gái chị học ở trường Tiểu học Thái Thịnh, như thường lệ chị đưa cháu đi học lúc 7h30 rồi đi làm luôn. Nhưng hôm nay đưa con đến lớp, chị lại về nhà bởi 9h cơ quan mới bắt đầu làm việc.
Trên đường Nguyễn Văn Huyên, khoảng gần 8h, đoạn đường qua trường THCS Lê Quý Đôn và Dịch Vọng cũng bị tắc nghẽn kéo dài.
Học sinh, sinh viên là những đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng từ quy định mới về thay đổi giờ học, giờ làm. Với nhiều em, để đi học sớm hơn ngày thường 15 – 30 phút là cả một vấn đề.
Tại những điểm xe buýt trên đường Cầu Giấy, mới 6h – 6h30 đã có rất đông học sinh, sinh viên chờ xe.
|
Bến xe buýt tấp nập từ sáng sớm |
Em Nguyễn Thị Thảo – SV ĐH Công nghiệp cho biết: “Em thường phải đi học từ 6h15 – 6h30. Tầm này mọi hôm xe vắng, bến xe cũng khá thưa thớt, nhưng hôm nay cảm giác đông hơn ngày thường”.
Theo Thảo, trường em chưa có thông báo gì về thay đổi lịch học, nhưng nếu phải học trước 7h thì những học sinh ở xa như Thảo sẽ rất khổ vì phải đi học quá sớm. Nhất là mùa đông rét mướt như dịp này.
Nhiều sinh viên rất “run” khi nghe về quy định mới, đặc biệt là những học sinh ở ngoại thành, nhà xa.
Em Nguyễn Thị Quỳnh – SV Khoa Thương Mại Điện tử - ĐH Thương mại nhà ở gần thị trấn Phùng chia sẻ: “Nhà em cách trường tới 15 cây. Lịch là 6h30 vào học nên nếu đi xe buýt, em sẽ phải đi học từ khoảng 5h mới kịp. Còn đi muộn hơn có lẽ em sẽ phải đi học bằng xe máy, nhưng trời lạnh và đường xa, lại tay lái yếu nên em rất sợ.
Bố mẹ em cũng đang khuyên em hay tìm chỗ trọ học gần trường, nhưng nếu như vậy thì sẽ rất tốn kém…”.
Em Trần Thị Minh Hằng, sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội nhà ở Mê Linh lo lắng nói: “Bình thường em hay bắt xe buýt đi học, đi tuyến sớm nhất khoảng 6h kém 10. Nếu đổi lịch học sớm 10 hay 15 phút thôi thì chắc chắn em vẫn bị muộn giờ vì không thể bắt được tuyến xe nào sớm hơn…”.
Cổng trường THCS Dịch Vọng tấp nập học sinh, phụ huynh đưa đón con buổi sáng. |
Được biết, do nghỉ Tết nên hiện tại nhiều trường vẫn chưa vào học. Tuy nhiên, đa phần sinh viên rất lo lắng về quy định mới.
“Hiện tại bọn em vẫn vào học lúc 7h, em thấy khung
giờ này là hợp lý rồi, vì sớm hơn thì không chỉ SV xa nhà đi lại rất chật vật mà
nhà gần cũng sợ... vì trường xử lý rất nghiêm chuyện đi học muộn, nghỉ học, bỏ
tiết” – Thành, SV ĐH Giao thông chia sẻ.
Khảo sát tại khu vực Cầu Giấy, đường Lạc Long Quân, Nguyễn Khánh Toàn nơi tập
trung nhiều trường ĐH, CĐ và các trường tiểu học, THCS trong ngày đầu tiên thay
đổi giờ học, giờ làm, giao thông có phần tấp nập sớm hơn thường ngày.
Một số tuyến đường ngày thường rất thông thoáng như đường Nguyễn Khánh Toàn, Trần Quốc Hoàn… thì nay mới 7h15 – 7h30 đã khá đông đúc, lộn xộn.
|
Giao thông Hà Nội “nấp nập” sớm hơn thường ngày - (Ảnh phố Xuân Thuỷ lúc 7h) |
Anh Trần Mạnh Hà (Nghĩa Tân – HN) đưa con đi học tại trường THCS Dịch Vọng cho biết, việc đưa đón con đi học không quá rắc rối vì anh làm tư nhân, nhà lại gần trường. Tuy nhiên, về giao thông đi lại, anh Hà nhận định: “Cháu nhà mình bình thường 7h15 vào lớp, khoảng 7h mình đưa con đi học. Tầm này mọi hôm đường vẫn vắng, nhưng hôm nay có vẻ đông. Đi qua hai trường cấp 1 và cấp 2 Nghĩa Tân đã thấy cảnh ùn tắc”.
Theo ghi nhận, từ 6h30 đến 7h30 dọc tuyến đường Thuy Khuê mật độ giao thông không đông đúc như mọi hôm.
Nguyên nhân là do giờ vào học của học sinh đã được điều chỉnh nên người nhà và phụ huynh đưa con em đến trường muộn hơn thường ngày.
Việc học sinh mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở vào học từ lúc 8h khiến cho mật độ giao thông tuyến đường Thụy Khuê giảm đi đáng kể so với mọi hôm. Tuy nhiên, sau đó lại đông đúc vì trên tuyến đường này có hơn 10 trường học, do số lượng phụ huynh đưa con đi học gần như cách nhau khoảng thời gian không xa.
Thượng sĩ Nguyễn Tiến Hà, Đội CSGT số 2 Hà Nội cho biết: Chưa thể khẳng định việc thay đổi giờ học giờ làm có thể giảm được ùn tắc giờ cao điểm, nhưng hôm nay tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Thụy Khuê không xảy ra như mọi hôm.
Tuy nhiên, khoảng thời gian từ 7h30 - 8h, áp lực giao thông trên tuyến đường Thụy Khuê có lớn hơn so với mọi ngày, nhiều nơi đã có ùn tắc xảy ra.
Một số hình ảnh PV ghi nhận trong ngày 1/2:
Nhiều phụ huynh và học sinh trường sáng nay mới biết chính xác việc thay đổi giờ học. Có người chưa nắm rõ lịch học của con đưa con đi học từ khá sớm. Cũng có cha mẹ đưa con đến trường Chu Văn An muộn hơn thường ngày do thời gian vào học của con đã thay đổi. Lực lượng CSGT trong ngày đầu đổi giờ học, giờ làm Sau 7h, mật độ giao thông trên đường Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám trở nên đông đúc hơn. |
Ô tô xếp thành hàng dài trên đường Hoàng Hoa Thám |
Thông tin cụ thể về phương án đổi
giờ học giờ làm từ ngày 1/2 của Hà Nội
Sau khi Thủ tướng có văn bản chấp thuận, sáng 17/1 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức triển khai phương án đổi giờ học, làm việc với Bộ GD&ĐT cùng nhiều sở ngành. Theo quyết định này, 10 quận nội thành và 2 huyện là Từ Liêm, Thanh Trì sẽ điều chỉnh giờ học, làm việc theo 3 nhóm. Cụ thể: Nhóm 1, gồm sinh viên, học viên các trường ĐH-CĐ -Trung học - Dạy nghề và học sinh THPT. Buổi sáng, sinh viên, học viên vào học từ trước 7h và kết thúc sau 7h tối. Nhóm 2: Gồm học sinh các trường Mầm non, THCS: sáng vào học từ 8h, chiều kết thúc vào 5h, riêng các trường bố trí giáo viên nhận cháu từ 7h30 sáng và trả đến 5h30; với cán bộ, viên chức (cả Trung ương và Hà Nội) sáng bắt đầu làm việc từ 8h và kết thúc vào 5h chiều. Nhóm 3: gồm Trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) sáng bắt đầu làm việc từ 9h và kết thúc vào 7h tối. Với các nhóm đối tượng khác thời gian làm việc vẫn giữ nguyên. Để cho phù hợp và phục vụ tốt việc đổi giờ của thành phố, từ 1/2 Sở GTVT Hà Nội cũng xây dựng kế hoạch đổi giờ hoạt động của nhiều tuyến buýt hoạt động tại 10 quận nội thành và 2 huyện. Cụ thể, nếu hiện nay giờ cao điểm của xe buýt sáng từ 6h30 đến 8h30, chiều từ 4h30 đến 6h30, từ 1-2 sẽ điều chỉnh sáng từ 6h đến 9h, chiều từ 4h30 đến 7h30. Cùng với đó, Sở GTVT cũng điều chỉnh giãn cách chạy xe giờ cao điểm từ 10 phút/lượt hiện nay xuống 7 phút lượt với các tuyến buýt chạy qua nhiều trường ĐH-CĐ. Riêng các tuyến buýt nhanh như 02, 06, 08, 16, 27, 28, 32, 39, 54, 56, 58 được điều chỉnh lại giờ chạy và tăng thêm chuyến, lượt; với 6 tuyến chạy nhiều trường ĐH-CĐ như 02, 16, 27, 28, 32, 39 sẽ được tổ chức thêm 37 lượt/ ngày. Lực lượng CSGT cũng làm việc từ 6g sáng để đảm bảo tính đồng bộ cho phương án này. |
Gia Văn - Quỳnh Anh - Văn Chung