>> Ráo riết phân luồng đường Hồ Chí Minh
>> Điều chỉnh lộ trình xe khách đi đường Hồ Chí Minh
Thứ trưởng Đông cũng nói rõ, từ 2006, tuyến đường HCM đã được đưa vào khai thác, cơ bản Bộ GTVT đã có nhiều nghiên cứu và tuyên truyền để các xe sử dụng đường HCM, nhằm giảm tải cho Quốc lộ 1A đang phải nâng cấp.
Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT, kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục đường bộ VN |
Cũng theo ông Đông, việc phân luồng xe đi theo đường HCM đã được thực hiện từ 5
– 6 năm trước, hiện tại chỉ tiếp tục thực hiện. Trước đây thực hiện thiếu quyết
liệt nên chưa thành công.
“Việc thực hiện bắt buộc với đoạn Hà Nội – Vinh vì cơ bản dịch vụ đoạn này đã
đáp ứng được nhu cầu vận tải. Thêm nữa, chúng ta đang thi công mở rộng QL1A đoạn
từ Ninh Bình tới Thanh Hóa, nên giao thông qua đoạn này rất khó khăn, ùn tắc”,
Thứ trưởng Đông cho biết.
Dự kiến, thời gian tới Tổng cục Đường bộ VN sẽ làm việc với các Sở GTVT các địa
phương và các doanh nghiệp vận tải nếu có ý kiến kiến nghị.
Còn ông Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho hay: Việc phân luồng
phương tiện đi theo đường HCM là cần thiết, vì QL1A đoạn Hà Nội - Vinh đang quá
tải nghiêm trọng, thường xuyên ùn tắc, ảnh hưởng đến tổ chức vận tải. Trong khi
đó, đường HCM lại có mật độ phương tiện thấp.
Để thực hiện việc phân luồng đường HCM trong giai đoạn 1, Bộ GTVT đã chỉ đạo các
đơn vị quản lý hoàn thiện công tác duy tu, bổ sung biển báo, chỉ dẫn, hoàn thiện
hệ thống đường kết nối từ QL1A đến đường HCM.
Đường HCM lại có mật độ phương tiện thấp. |
Về việc có doanh nghiệp vận tải không chạy đường HCM, vì chạy qua đây sẽ không
đón, trả khách được, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, ông Thành nói rõ,
trong các Quy định, Nghị định về vận tải hành khách đều quy định xe khách chỉ
được đón trả khách ở bến, các điểm cố định.
Việc đón khách dọc đường là
trường hợp không phổ biến, và sai luật, tới đây hành vi này cần phải được chấn
chỉnh. Sắp tới, Nghị Định 91 sẽ được sửa để có quy định mạnh mẽ hơn.
Vũ Điệp