Kháng nghị chỉ ra hàng loạt sai phạm của tòa án khi xét xử vụ kiện của ông Vươn. Báo chí nêu TAND Tối cao mới biết.
TIN BÀI KHÁC
Hà Nội bắt đầu "trảm" điểm trông xe
Tan học sớm: Học sinh sướng, cổng trường tắc
'Đi với chân dài mấy đồng gửi xe cũng tiếc'
Nóng trong ngày: 'Trảm' tiếp cán bộ vụ cưỡng chế
Ngày 10/2, Chánh án TAND Tối cao đã ra Quyết định kháng nghị
tái thẩm số 01/2012, đề nghị Tòa Hành chính TAND Tối cao tái thẩm vụ án hành
chính của ông Đoàn Văn Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng theo hướng: Đề
nghị Tòa Hành chính hủy bản án hành chính sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng và
quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của TAND TP Hải Phòng, để giải quyết lại từ
đầu vụ kiện.
Thu hồi đất vì hết thời hạn
Theo hồ sơ, trong quá trình sử dụng gần 21 ha đất, ông Vươn lấn chiếm, tôn tạo
hơn 19 ha đất đầm. Việc lấn chiếm này không ảnh hưởng đến đê biển và rừng phòng
hộ. Sau khi xử phạt về hành vi lấn chiếm, ngày 9-4-1997 UBND huyện Tiên Lãng có
quyết định giao bổ sung hơn 19 ha đất đầm cho ông Vươn sử dụng trong thời hạn 14
năm, tính từ ngày 4-10-1993.
Kháng nghị của chánh án TAND Tối cao. |
Cuối tháng 1-2010, xử vụ kiện, tòa Tiên Lãng đã bác yêu cầu khởi kiện của ông Vươn,quyết định giữ nguyên quyết định thu hồi đất của Tiên Lãng. Ông đã kháng cáo bản án này. Thụ lý vụ án, cấp phúc thẩm đã cho huyện Tiên Lãng và ông Vươn thỏa thuận. Sau đó ông đã có đơn xin rút kháng cáo để UBND huyện tiếp tục giao đất. Trên cơ sở này, tháng 4-2010, TAND TP Hải Phòng có quyết định đình chỉ xét xử. Bản án hành chính sơ thẩm đương nhiên có hiệu lực...
Sơ thẩm: Nhiều sai sót
Theo kháng nghị, ông Vươn khởi kiện quyết định của UBND huyện Tiên Lãng là đúng thủ tục. Tuy nhiên, việc giải quyết vụ án sau đó, ở cả hai cấp đều có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Cụ thể, khi xét xử sơ thẩm, TAND huyện Tiên Lãng đã không xem xét đầy đủ các quy định của pháp luật, chưa tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn về đất đai về tính hợp pháp của quyết định hành chính bị khởi kiện, quyết định giao đất ban đầu. “Kể cả khi coi việc thu hồi đất là đúng, mà tòa sơ thẩm không xem xét đến việc bồi thường thiệt hại cho người bị thu hồi, thì đó cũng được coi là lỗi chưa xem xét toàn diện vụ án” - kháng nghị nêu. Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn có một nội dung trái với luật tố tụng hành chính, là quyết định giữ nguyên quyết định thu hồi đất của Tiên Lãng. (Tố tụng hành chính hiện hành, tòa án không có thẩm quyền này.)
Phúc thẩm: Sai phạm chồng lên sai phạm
Tuy nhiên, ông Vươn lại hiểu các cam kết trong buổi thỏa thuận đó cũng áp dụng với mình, nên ngày 19-4-2010 ông đã có “Đơn xin rút kháng cáo để UBND huyện tiếp tục giao đất”. Trong đơn, ông Vươn nêu lại nội dung thỏa thuận, thòng thêm câu: Nếu Tiên Lãng không cho ông thuê lại đất thì đơn này không có giá trị. Ngày 22-4-2010, TAND TP Hải Phòng mở phiên phúc thẩm, ông Vươn vắng mặt. Cho rằng ông đã rút kháng cáo nên HĐXX ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, tuyên bản án sơ thẩm có hiệu lực.
Với cách giải quyết của cấp phúc thẩm, kháng nghị chỉ ra hàng loạt sai phạm: TAND TP Hải Phòng không thể gộp vụ ông Vươn với ông Luân làm một, vì như thế là chưa tạo điều kiện cho ông Vươn với UBND huyện Tiên Lãng thỏa thuận giải quyết vụ kiện. Về hiệu lực của đơn xin rút kháng cáo, ông Vươn có nêu điều kiện nếu Tiên Lãng không cho ông thuê lại đất thì đơn này không có giá trị nhưng tòa không xác minh, xem Tiên Lãng có chấp nhận và thực hiện điều kiện đó không.
Sau phiên phúc thẩm gần hai tháng, ông Vươn có đơn hỏi TAND TP Hải Phòng về thủ tục thuê đất. “Đây là cơ hội để tòa phát hiện ra các sai phạm nghiêm trọng của mình, đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị giám đốc để sửa sai, tuy nhiên TAND TP Hải Phòng đã không tận dụng được cơ hội” - kháng nghị nhận định. Chưa hết, khi ông Vươn có đơn gửi tòa về việc giao đất, cho thuê đất thì người ký công văn trả lời cho ông Vươn là Thẩm phán Ngô Văn Anh, thành viên HĐXX phúc thẩm, là vượt thẩm quyền của chánh án. Theo một nguồn tin, dự kiến trong tuần này, Tòa Hành chính TAND Tối cao sẽ mở phiên tái thẩm vụ án.
Báo chí nêu TAND Tối cao mới biết
Những vấn đề nêu trên (sai phạm của hai cấp tòa - NV), TAND Tối cao chỉ được biết khi có phản ánh của các cơ quan thông tin báo chí, là căn cứ quy đinh tại khoản 2 Điều 67 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để TAND Tối cao kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Kháng nghị tái thẩm nêu.
- Ngày 14-2, Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng có đơn
kiến nghị Công an TP Hải Phòng xem xét dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý
đất đai của những cá nhân liên quan đến việc giao, thu hồi đất, cưỡng chế không
đúng luật của UBND huyện Tiên Lãng. Đồng thời, yêu cầu huyện Tiên Lãng bồi
thường thiệt hại về sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản mà huyện đã thu hồi
không đúng luật.
- Ông Vũ Văn Luân, chủ của hơn 17 ha đầm tại xã Vinh Quang, cho biết hôm nay (15-2) ông sẽ có đơn đề nghị TAND Tối cao kháng nghị hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính của TAND TP Hải Phòng về việc thu hồi khu đầm của ông Luân. - Chiều 14-2, bà Nguyễn Thị Mai, Chánh án TAND TP Hải Phòng, cho biết đã yêu cầu hai thẩm phán Ngô Văn Anh và Cao Thành Ngọc giải trình và kiểm điểm khi biết có việc tổ chức cho các đương sự thỏa thuận. Dự kiến ngày 16-2, Ban Cán sự Đảng TAND TP sẽ có cuộc họp xem xét kiểm điểm với hai thẩm phán trên. TAND TP Hải Phòng cũng sẽ yêu cầu TAND huyện Tiên Lãng kiểm điểm trách nhiệm của hai thẩm phán tòa huyện liên quan vụ án trên. |
(Theo Pháp luật TP HCM)