Nhiều xe đỗ tại biển cấm trước cổng Bộ GTVT
Ngày đầu 'trảm' bãi đỗ xe: Nơi chặt nơi buông
Dừng xe mua bánh 1 phút, bị phạt 800 nghìn
Hình ảnh Hà Nội 'trảm' điểm trông xe
Trao đổi với báo giới chiều 15/12, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà
Nội cho biết, Sở này sẽ đi kiểm tra việc thực hiện cấm trông giữ xe trên các
tuyến phố. Đơn vị nào cố tình dây dưa không thực hiện sẽ "trảm" ngay.
- Hôm nay, ngày 15/2/2012 là ngày cuối cùng trong hạn thu hồi giấy phép bãi
trông giữ xe, nhưng hiện tại vẫn còn rất nhiều nơi vẫn mặc nhiên tiến hành trông
giữ xe. Vậy ông có thể cho biết các cơ quan chức năng sẽ làm gì trong những ngày
tới đối với các điểm trông giữ xe vi phạm?
Ông Nguyễn Quốc Hùng. |
Cơ bản các tổ chức, cá nhân được cấp phép đã chấp hành. Còn
đối với các điểm đỗ trên 262 tuyến phố nếu sau ngày 15/2 còn vi phạm thì chúng
tôi sẽ xử đúng luật theo nghị định 34, cái này chúng tôi đã thông báo rộng rãi
cho tất cả các cơ quan được biết.
Ngày mai (16/2), chúng tôi sẽ đi kiểm tra và nếu đơn vị nào còn cố tình dây dưa
chúng tôi sẽ xử lý, đồng thời sẽ xử lý nghiêm đối với các xe đỗ dừng trên địa
bàn các tuyến phố bị cấm.
- Xin ông cho biết các cơ quan chức năng của Hà Nội đã thực hiện các chỉ đạo
của thành phố về việc thu hồi giấy phép lái xe trên 262 tuyến phố như thế nào?
Sau khi có chỉ đạo của thành phố, đối với 262 tuyến phố không được dừng đỗ xe
trên lòng đường, vỉa hè để đảm bảo giao thông trên địa bàn, liên ngành chúng tôi
đã tổ chức điều tra khảo sát và thông báo cho tất cả các cơ quan có liên quan.
Đối với các ngành chức năng thì thực hiện đúng theo pháp
luật, trước đây cấp như thế nào thì giờ thu lại như thế, làm sao việc để việc
thu hồi đúng pháp luật.
Chúng tôi cũng thông báo sau ngày 15/2, nếu các đơn vị không chấp hành thì sẽ
tổ chức giải toả cưỡng chế.
- Nhu cầu gửi xe của người dân thủ đô rất lớn, vậy Sở GTVT đã có phương án
dài hạn gì để có thể tổ chức điểm đỗ xe cho người dân?
Nhu cầu đỗ xe của người dân là chính đáng nhưng trong điều kiện của Hà Nội, giao
thông tĩnh chỉ có hạn và chưa đáp ứng được. Do vậy, trước hết vẫn phải ưu tiên
đường và hè để phục vụ cho giao thông đi lại.
Tôi cũng có xem xét một số tuyến phố ở một số điểm ít ùn tắc, báo cáo thành phố
để sắp xếp một phần nào làm chỗ đỗ, giải quyết nhu cầu chính đáng của người dân.
Về lâu dài chúng tôi đã có đề án quy hoạch bãi đỗ xe và đã trình thành phố xem
xét cho phép để thực hiện. Tuy nhiên, nhu cầu đỗ xe của thành phố bao giờ cũng
lớn hơn so với điều kiện có, do vậy người dân nên chọn hình thức giao thông đi
lại thế nào cho thuận tiện.
- Việc khai thác các điểm đỗ trước đây được giao cho các quận quản lý trên
vỉa hè và giao cho rất nhiều các công ty tư nhân khác nhau. Vậy ông có thể cho
biết, phương hướng khai thác điểm đổ trên địa bàn Hà Nội tới đây sẽ giao cho đơn
vị nào quản lý?
Liên ngành chúng tôi đã có tờ trình, trong đó đề xuất với thành phố các quy định
về trông giữ xe trên địa bàn. Trong đó sẽ “siết” lại trật tự kỹ cương cũng như
phục vụ lợi ích chính đáng của người dân tốt nhất.
Liên ngành cũng đề xuất thành phố nên xem xét giao cho một đơn vị của nhà nước
chịu trách nhiệm thực hiện việc trông đỗ xe và giải quyết nhu cầu trông đỗ xe
của người dân, để làm sao người dân không bức xúc.
Tuy nhiên, dù cơ quan nào quản lý nếu để xảy ra điều gì thì
cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trước thành phố và trước dân.
Vũ Điệp (ghi)