– Tính đến thời điểm hiện
tại, chỉ trong vòng gần 2 tháng đã có 9 vụ tai biến sản khoa xảy ra khiến nhiều
sản phụ và trẻ sơ sinh tử vong. Dư luận vừa hoang mang, vừa bức xúc và lo
lắng trước thực trạng này, nhất là khi mọi động thái của Bộ Y tế vẫn chỉ dừng ở
mức đang yêu cầu “báo cáo”, “kiểm tra”.
>>
Báo cáo Phó Thủ tướng các ca sản phụ tử vong
>>
TP.HCM: Sản phụ tử vong do thuyên tắc phổi?
>>
Lại một sản phụ tử vong sau khi sinh
>>
Đã có 7 sản phụ chết: Không thể im lặng mãi
>>
'Vin' tai biến hiếm gặp để rũ trách nhiệm?
Từ ngày 18/4 đến nay đã có 9 ca tai biến sản khoa xảy ra ở 7 địa phương trên cả nước (gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
9 ca tai biến trong vòng gần 2 tháng đã khiến 6 sản phụ và 6 trẻ sơ sinh tử vong khiến gia đình các nạn nhân bức xúc, khiến dư luận hoang mang lo lắng. |
Sau khi sự việc xảy ra, nguyên nhân tử vong thường ược các bệnh viện đưa ra có điểm khá giống nhau, đó là do các tai biến hiếm gặp như thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi.
Đây là những tai biến được
đánh giá “cực kỳ hiếm” trong sản khoa trên thế giới nhưng điều bất thường là lại
thường xuyên được các bệnh viện đưa ra làm lý do mỗi khi có tai biến gây chết
người.
Điều này được đánh giá là một “chiêu” tìm kiếm sự an toàn cho các bệnh viện và
các thầy thuốc, bởi “vin” vào một tai biến hiếm gặp thì có lý do chính đáng để
giải thích cho việc các sản phụ tử vong.
Tuy nhiên, đến nay, đánh
giá, nhận định này có chính xác hay không vẫn chưa được kiểm chứng song điều để
lại trong gia đình các nạn nhân nói riêng, dư luận nói chung là nỗi bức xúc,
phẫn nộ.
Trong khi đó, cuộc “đấu tranh” tìm công lý của các gia đình nạn nhân thường vô
cùng gian nan, trắc trở. Không có chuyên môn, không có bộ phận hỗ trợ, trong khi
đó lại không có đơn vị giám sát kiểm tra độc lập, người dân gần như “bơ vơ” khi
có sự cố ập đến và kết thúc quen thuộc là họ phải nhận lại phần thiệt thòi về
mình.
Đó là chưa kể đến việc gần như tất cả các trường hợp gặp sự cố (và kể cả không
gặp sự cố) đều phản ánh nỗi bức xúc về thái độ của các bác sỹ, y tá trong thời
gian chờ sinh và sau sinh. Câu chuyện "muôn thuở" này luôn xuất hiện mỗi khi có
vụ việc xảy ra và nhận được sự đồng tình của nhiều người.
Hiện nay, Bộ Y tế đã lên tiếng sau gần 2 tháng “im lặng”. Lãnh đạo Vụ Sức khỏe
bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) khẳng định không có chuyện bao che cho bệnh viện hay bác
sỹ, nếu có sai sót nhất quyết sẽ xử lý nghiêm minh.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cho biết đang yêu cầu các đơn vị xảy ra sự cố phải báo
cáo nhưng chưa có kết quả, do đó chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của hàng
loạt vụ tai biến trong thời gian qua. Bộ cũng đưa ra một loạt giải pháp để nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh, hạn chế tai biến, trong đó có tai biến sản khoa
để “trấn an” dư luận.
Tuy nhiên, những giải pháp này phát huy hiệu quả đến đâu thì vẫn là một câu hỏi
còn bị bỏ ngỏ. Người dân hiện vẫn hết sức hoang mang, lo lắng. Đây là những điều
kiện thuận lợi để tình trạng quá tải và tiêu cực trong ngành y thêm gia tăng.
VietNamNet mở diễn đàn về “Thực trạng khám chữa bệnh, sinh con tại các bệnh viện
phụ sản và các tai biến sản khoa tại Việt Nam” để bạn đọc có thể chia sẻ, bình
luận, đưa ra giải pháp góp ý để cùng với Bộ Y tế hạn chế các tai biến ở mức thấp
nhất.
Mọi phản hồi, thông tin bình luận chia sẻ có thể gửi về địa chỉ email
banxahoi@vietnamnet.vn
Xin trân trọng cảm ơn!
VietNamNet