- Câu chuyện 1 người phụ nữ để lại khối tài sản lên tới 1.000 tỷ đồng đã làm xôn xao dư luận những ngày qua. Không chỉ bàn luận về quyền thừa kế xung quanh khối tài sản khổng lồ trên mà nhiều độc giả còn tỏ ra khâm phục “người đàn bà nghìn tỷ” này.
>> Ngàn tỷ không di chúc: Nếu kiện, án phí sẽ 'khủng'
>> Bí mật két sắt của 'người đàn bà ngàn tỷ'
>> Vụ để lại ngàn tỷ không di chúc: Căng thẳng
>> Chuyện của người đàn bà ngàn tỷ
Người phụ nữ vừa có tài vừa có tâm
Khối tài sản mà bà P. (phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.HCM) để lại sau khi qua
đời khiến không ít người phải choáng váng. Bởi người đàn bà này từng sống một
cuộc đời giản dị đến không ngờ.
Trong mắt những người hàng xóm, bà thường đơn giản với bộ đồ bà ba khi ở nhà, quần tây, áo sơ mi khi đi ra đường và luôn chạy chiếc xe Dream II cũ. Bà cũng thường ăn chay trường và trên người không một đồ trang sức.
Một trong rất nhiều nhà xưởng do bà P. đứng quyền chủ sở hữu cho thuê (Ảnh: VietNamNet) |
Trên VietNamNet, độc giả Nguyễn Lê Minh, chia sẻ: “Đọc những bài báo viết về bà, mình không khỏi khâm phục về sự cần kiệm, ý chí, tài năng và đặc biệt là lòng nhân ái của bà. Điều đáng trân trọng là bà thường xuyên làm từ thiện trong âm thầm khác xa với một bộ phận chân dài, đại gia hiện nay làm từ thiện để PR thương hiệu hay đánh bóng tên tuổi…”.
Thậm chí, bà L. còn giúp đỡ 1 số giáo viên trong trường cũ của con gái nuôi về kinh tế “nên khi bà mất thì nhiều cô khóc lắm. Đến giờ bà mất thì em của bà là bà Bảy vẫn tiếp tục là “mạnh thường quân” của trường…”, thành viên Ant999…chia sẻ.
Nhiều bạn đọc đã tranh luận sôi nổi xung quanh việc ai sẽ được hưởng quyền thừa kế trong câu chuyện khá hi hữu này.
Bạn Thừa Ân (Vinh, Nghệ An) cho rằng: “Về mặt pháp luật con đẻ hay con nuôi đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Có nghĩa là cô con gái nuôi trên sẽ được thừa kế khoản gia tài này”.
Nếu L. đơn phương giữ hết tài sản thì liệu mẹ cô ở dưới suối vàng có vui không khi hòa khí gia đình lục đục vì tài sản một đời bà tích góp?".
Cô con gái nuôi của "người đàn bà nghìn tỷ" (Ảnh: Ngoisao.net) |
Nhiều diễn đàn được lập ra với
những ý kiến tranh luận nhưng đa phần dư luận đều cho rằng, tất cả đều nên chờ
sự phán quyết của pháp luật ở phiên tòa.
Thậm chí, một bạn đọc còn nhận định rằng: “Những người sở hữu tài sản lớn khi
chớm về già họ bắt đầu có ý thức về chuyện thừa kế, viết di chúc. Tại sao người
giàu như bà P. lại không có di chúc? Hay biết đâu bà ấy có lập di chúc nhưng còn
thất lạc đâu đó? Hoặc có bàn tay vô hình nào tẩu tán?”.
Câu chuyện thừa kế 1.000 tỷ đồng
đã làm nóng các diễn đàn mạng những ngày gần đây. Xung quanh việc bàn luận về
khối tài sản “khủng” sẽ thuộc về ai, nhiều thành viên cũng rút ra một thực tế đó
là hiện nay nhiều gia đình Việt chưa có thói quen lập di chúc. Đây là một thiếu
sót dẫn đến nhiều phiền phức khi người chủ tài sản qua đời.
Bạn đọc ở địa chỉ Hùng Lân…@yahoo.com chia sẻ: “Người con nuôi thuộc hàng
thừa kế thứ nhất theo pháp luật sẽ là người được hưởng khối tài sản trên. Vấn đề
các em bà P. có hùn vốn làm ăn thật hay không nhưng không có giấy tờ hợp pháp
thì cũng không thể giải quyết được. Thế nên, kinh nghiệm được đúc rút ra từ
"nhiều bài học xương máu" rằng, liên quan đến tài sản tiền bạc luôn phải có giấy
tờ, ký kết, công chứng...một cách minh bạch, rõ ràng”.
“Gia đình mình có tài sản không nhiều nhưng từ khi qua 50 tuổi mẹ mình đã âm
thầm làm di chúc phân chia tài sản rõ ràng (mình vô tình biết được). Đây là một
sự “phòng xa” rất đúng của mẹ để sau này tránh những trường hợp không hay.
Theo mình, dù tài sản lớn hay
bé, người chủ tài sản cũng nên có di chúc rõ ràng để tránh con cái, người thân
đấu đá nhau vì tranh chấp”, bạn đọc Lan Anh (Hà Đông, Hà Nội) cũng đồng
tình.
Hy vọng sẽ có một “Mạnh Thường Quân thứ 2”
Cuộc đời của bà P. thông qua lời kể của những người hàng xóm, người thân đều làm
nhiều người khâm phục. Khi biết thông tin cô con gái nuôi cũng sẽ dành số tiền
cho việc từ thiện thì nhiều bạn đọc lại hy vọng cô H.L cũng sẽ là một doanh nhân
tốt bụng như mẹ nuôi.
Độc giả có nickname Chuongdong…chia sẻ: “Đây thật sự là khối tài sản khổng lồ
từ sức lao động chân chính của người chủ. Hy vọng những người thân có liên quan
chưa đạt được sự thỏa thuận là vì muốn quản lý sử dụng sao cho hiệu quả nhất,
chứ không phải là một sự tranh chấp đơn thuần.
Từ thiện hay không từ thiện là
quyền quyết định riêng tư của cô H.L và gia đình họ, nhưng dù có quyết định thế
nào cũng mong cô gái hoặc gia đình bà P. sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả
nhất và có ích cho xã hội như bà P. đã làm”.
Một bạn độc giả khác cũng “hiến kế”: “Ngoài phần tài sản sử dụng cho mục đích
cá nhân, chị H.L có thể lập ra các quỹ học bổng, từ thiện... dành cho những
người có hoàn cảnh khó khăn, những người tài của đất nước. Quỹ này được đặt tên
theo tên mẹ chị và do chị điều hành. Đây có lẽ là một hành động hợp ý như người
mẹ của chị, đại gia từ thiện lặng lẽ, đã từng làm”.
P.Lan (tổng hợp)