- Chiều nay, sau khi đi vào vùng biển các tỉnh Bình Định – Phú Yên, bão số 7 đã suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới.
>> Miền Bắc trở rét, chiều nay bão vào miền Trung
>> Ráo riết ứng phó bão số 7 gần bờ
>> Cấm biển, chuẩn bị sơ tán dân tránh bão
>> Họp khẩn bàn cách đối phó bão số 7
>> Bão đổi hướng, nhắm vào miền Trung
Bão suy yếu nhanh
Lúc 5 giờ chiều ngày 6/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Bình Định – Phú Yên.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Bão số 7 bắt đầu quét vào miền Trung, gây gió to mưa lớn. Khoảng 6h chiều tối nay vùng tâm bão sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Ngãi – Phú Yên (Ảnh: NCHMF) |
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần.
Các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Mưa lớn hoành hành sau bão khiến lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên đang lên nhanh.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết dự kiến đợt mưa lớn này sẽ kéo dài 2-3 ngày, vùng trọng điểm của đợt mưa này được xác định từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định với lượng mưa 200-300mm, một số nơi trên 300mm, vùng lân cận mưa trên 100mm.
Quảng Ngãi là một trong những địa phương có vùng tâm bão quét qua và đang chịu ảnh hưởng mạnh của hoàn lưu sau bão với gió giật mạnh, mưa lớn, do đó, các biện pháp ứng phó với mưa lũ cũng đang được triển khai triệt để.
Ông Phan Văn Ơn, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết một số hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh được chỉ đạo xả nước về mực nước chết để đề phòng mưa lớn gây lũ có thể cắt nước nhằm giảm ngập cho vùng hạ lưu.
Ngoài ra, trong ngày 6/10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã dẫn đầu đoàn công tác từ Hà Nội vào Quảng Ngãi và Phú Yên để kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 7.
Phú Yên: Hàng hàng người di dời tránh bão
Từ sáng ngày 6/10 trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa vừa đến mưa to, nước lên nhanh, hàng trăm tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt nhiều vùng dân cư. Đến chiều ngày 6/10 đã có 2.281 hộ với 7.031 người di dời đến nơi an toàn.
Tại huyện Tuy An, hơn 1.200 hộ dân tại các vùng ven biển, vùng sạt lở đã được di dời. Các cơ quan chức năng địa phương đã kêu gọi và vận động di chuyển 1.711 tàu thuyền vào nơi trú đậu an toàn. Trong đó có 1.659 tàu thuyền neo đậu tại địa phương, 52 tàu thuyền còn lại với 271 lao động chủ yếu hành nghề giã cào neo đậu tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
|
Chiều ngày 6/10, nhiều tuyến
đường ở thành phố Tuy Hòa đã bị ngập mước. |
Cùng với lực lượng xung kích tại địa phương, huyện Tuy An đã được Tiểu đoàn 85 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên) tăng cường 40 cán bộ, chiến sỹ bố trí ở những địa điểm xung yếu, sẵn sàng ứng cứu khi tình huống xấu xảy ra.
Tại huyện Đồng Xuân, ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban PCLB – TKCN cho biết, đến 14h ngày 6/10 các địa phương vùng xung yếu như Xuân Phước, Xuân Quang 3, Xuân Quang 2, Xuân Long và thị trấn La Hai đã tiến hành di dời hơn 1.300 hộ dân với gần 3.000 người ở các vùng ngập lụt vào nơi an toàn.
TP. Tuy Hòa hiện có hàng trăm hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm.
Ông Phan Khánh, Phó ban chỉ huy PCLB – TKCN thành phố cho biết: Đến 14h ngày 6/10 thành phố đã tổ chức di dời 302 hộ dân với hơn 590 người, chủ yếu ở khu vực xóm Rớ (phường Phú Đông), phường 6 và xã An Phú, đối tượng di dời là người già, trẻ em và phụ nữ có thai đến nơi an toàn.
Đến thời điểm này, BCH PCLB và TKCN đã cấp 19 cơ số thuốc cho 16 phường, xã trên địa bàn; 5 ca nô và huy động được nhiều thuyền máy công suất 20CV trong dân ở các phường 6, Phú Đông để sẵn sàng cho công tác phòng chống lụt bão.
|
Nhiều tuyến đường ngập nước
chia cắt nhiều vùng dân cư |
Hiện nay hơn 600 phương tiện đánh bắt thủy sản khác đã được di dời về các khu neo đậu ở xã An Ninh Đông, Tây (huyện Tuy An), bến cá Đông Tác và dọc sông Chùa (TP Tuy Hòa). Theo ban chỉ huy PCLB – TKCN thành phố Tuy Hòa, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 329 nhà ở của dân có khả năng bị đổ ngã khi xảy ra lụt bão; tổng số hộ có khả năng thiếu đói nếu mưa bão kéo dài khoảng 1.700 hộ với gần 4.800 người.
Huyện Tây Hòa: Di dời 67 hộ với 218 nhân khẩu vùng trũng thấp tới nơi an toàn.Ông Trần Trọng Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện, trưởng Ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện Tây Hòa cho biết, từ 10g ngày 6/10 trên địa bàn huyện bắt đầu mưa lớn kèm gió mạnh khiến bờ sông Ba đoạn qua xã Hòa Phú bị sạt lở hơn 50m.
Phú Yên hiện có 99 tàu với 934 lao động ở tọa độ từ 70-90N đến 1170E đang hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa vẫn liên lạc được gia đình; trên 2.000 tàu thuyền đánh bắt gần bờ neo đậu an toàn.
Đến 16 giờ, nghày 6/10, thủy điện Sông Ba Hạ, xả lũ qua tràn 2.400m3/s.
Quảng Ngãi lập Sở chỉ huy tiền phương chống bão
Chiều 6/10, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương phòng chống cơn bão số 7, đặt tại UBND huyện Đức Phổ.
Sở chỉ huy này gồm 12 thành viên, do ông Lê Viết Chữ -
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi làm Trưởng ban, ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở
NN&PTNT làm phó ban.
Lực lượng Cảnh sát đường thuỷ Công an tỉnh Quảng Ngãi cưỡng chế những tàu cá đậu trái phép ngay giữa luồng cửa sông |
Sở chỉ huy tiền phương có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành việc huy động lực lượng, phương tiện để xử lý, đối phó khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn khi bão, lũ xảy ra.
Theo ông Lê Văn Mùi - Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, Quân khu V và Tỉnh đội Quảng Ngãi đã thông báo tăng cường cho địa phương 100 cán bộ và chiến sỹ; 1 xe lội nước, 1 ô tô và 4 ca nô.
Theo báo cáo, trong ngày 6/10, tại Cảng Sa Kỳ, thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có gần 1.000 tàu thuyền các loại tập trung về trú bão.
Lực lượng cảnh sát đường thuỷ Quảng Ngãi đã tăng cường tuần tra điều tiết giao thông, sắp xếp tàu thuyền trú thứ tự.
|
Trong buổi sáng ngày 6/10, vẫn còn nhiều tàu tranh thủ đánh bắt hải sản ngoài biển về tới Cảng. Tại đây, các tàu đậu bán hải sản giữa luồng cửa biển gây cản trở giao thông các tàu trú bão.
Cảnh sát đường thủy đã nhắc nhở, cưỡng chế các tàu cá trên đến địa điểm trú an toàn. Tại âu neo đậu tàu thuyền Tịnh Hoà, xã Tịnh Hoà, huyện Sơn Tịnh đã kín chỗ. Theo ghi nhận có khoảng 500 chiếc tàu ở các huyện tập trung về trú bão.
Lực lượng Công an huyện Sơn Tịnh đã
túc trực tại âu neo đậu nhắc nhở các tàu thuyền chằng cột an toàn. Chính quyền
địa phương huyện Sơn Tịnh cũng đã huy động máy đào móc rác rác thải thông các
cầu, cống để nước thoát không gây cản trở nước thoát.
Lũ lên nhanh, nhiều nơi trên báo động 3
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 và không khí
lạnh kết hợp dải hội tụ nhiệt đới, từ chiều tối nay (6/10) ở các tỉnh từ Quảng
Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ có một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi
mưa rất to.
Đợt mưa này có khả năng kéo dài 2-3 ngày.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết từ tối nay (6/10), mực
nước trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ lên
nhanh.
Trong đợt lũ này, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, các sông từ
Quảng Ngãi đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, có nơi
trên BĐ3; các sông ở Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận và các tỉnh ở
Nam Tây Nguyên lên mức BĐ1 – BĐ2, có nơi trên BĐ2.
Do đó, cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra ở vùng núi, ngập lụt ở
vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và khu vực Tây
Nguyên.
Hủy nhiều chuyến bay do bão
Chiều 6/10, Tổng công ty Hàng không VN ra thông báo điều chỉnh lịch khai thác một số chuyến bay của Vietnam Airlines đến/đi từ các sân bay khu vực miền Trung gồm: Đà Nẵng, Phù Cát (Bình Định), Chu Lai (Quảng Nam), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), Pleiku (Gia Lai), Cam Ranh (Khánh Hòa) do ảnh hưởng của cơn bão số 7. Theo đó, tính đến 14h00 cùng ngày, đã có 3 chuyến bay (Hà Nội - Buôn Ma Thuột, Chu Lai - Hà Nội và TP.HCM - Quy Nhơn) bị hủy. Ngoài ra, sẽ có thêm 16 chuyến bay trong buổi chiều nay từ Hà Nội/TP.HCM đi Bình Định, Quảng Nam, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Cam Ranh và ngược lại; 2 chuyến bay từ Đà Nẵng đi Pleiku và ngược lại buộc phải hủy để đảm bảo an toàn khai thác. Khoảng gần 1.900 khách bị ảnh hưởng sẽ được Vietnam Airlines bố trí đi trên những chuyến bay thường lệ và tăng chuyến vào ngày mai. Hãng này cho hay, hiện đã chủ động chuẩn bị các phương án dự phòng, tăng cường lực lượng trực điều hành 24/24, chuẩn bị máy bay và nguồn lực để tăng chuyến và bay bù trong trường hợp cần thiết, sẵn sàng đối phó với diễn biến của cơn bão.Vĩnh Lâm |
N.Anh - Khả Di - Mạnh Hoài Nam