- Sau một thời gian tích nước để phục vụ vận hành 6 tổ máy của nhà máy thủy điện Sơn La, hồ tích nước trên thượng nguồn sông Đà đã trở thành “biển hồ” lớn nhất Tây Bắc, giáp ranh ba tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

Dù mới tích nước được vài năm, thế nhưng, hàng chục hợp tác xã, hàng trăm làng chài… đã được mọc lên, gắn kế sinh nhai với lòng hồ - một điều chưa từng xảy ra ở nhiều vùng Tây Bắc, trước khi dự án thủy điện Sơn La được xây dựng.

Hồ chứa nước của thủy điện Sơn La nếu tích nước đến cao trình, diện tích lưu vực của hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Hồ có chiều rộng lớn nhất khoảng 1,5km, chiều dài lòng hồ tính từ đập ngăn đặt tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La của tỉnh Sơn La ngược lên phía thượng nguồn đến thị xã Mường Lay của tỉnh Lai Châu vào khoảng 120km, dung tích hồ chứa sẽ đạt 9,26 tỷ m3 nước, tương đương dung tích hồ Thuỷ điện Hòa Bình là 9 tỷ m3 nước.

Phóng viên VietNamNet đã có chuyến khảo sát thực tế từ Mường La (thủ phủ thủy điện Tây Bắc) sang Quỳnh Nhai – một trong những huyện lị phải di dời nơi ở cũ để nhường đất làm lòng hồ.

Hồ thủy điện Sơn La vùng tiếp giáp với huyện Quỳnh Nhai.

 

 
 
Nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện Sơn La.

 
 
Bến cá xã Chiềng Ơn gần cầu Pá Uôn – cây cầu cao nhất Việt Nam với chiều dài trụ cầu hơn 200m.
HTX nuôi cá Hạnh Lợi – một trong những mô hình HTX nuôi trồng thủy sản có quy mô lớn ở Quỳnh Nhai.

 
Đánh bắt thủy sản tự nhiên trong lòng “biển hồ” Sơn La.
“Biển hồ Sơn La” đoạn rộng nhất có chiều dài chừng 1,5km thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai.

 
Nuôi cá tầm trên hồ thủy điện Sơn La.
Cầu Pá Uôn chìm trong cơn mưa bất chợt.
Người đàn ông này đang miệt mài hoàn thành nốt chiếc thuyền tre do tự tay mình làm. Đây sẽ là “cần câu cơm” của anh trong thời gian tới, để đánh bắt tôm, cá tự nhiên trong lòng hồ.
 

 
Những bản làng di dân “vén” thuộc xã Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai đang ngày ngày “thay da đổi thịt”.

Kiên Trung

>> Bài 1: Sự kỳ vĩ ở cuối trời Tây Bắc
>> Bài 2: Những người “nghe” nhịp thở sông Đà
>> Bài 3: Nguyễn Tăng Cường và 'ván bài' thủy điện Sơn La
>> Bài 4: Giải mã Thủy điện Sơn La về đích sớm 3 năm
>> Bài 5: Ghi ở 'thủ phủ' thủy điện Tây Bắc
>> Bài 6: Từ thủy điện Sơn La đến 'biển hồ' Tây Bắc
>> Bài 7: Toàn cảnh Thủy điện Sơn La ngày về đích