- “Trường hợp mượn xe của bố mẹ, anh chị em trong nhà thì người mượn khi điều khiển phương tiện phải mang theo giấy tờ xe, bằng lái xe hợp lệ (với ô tô phải có thêm tem định kỳ) là được... ".
>> Chồng đi xe của vợ bị phạt thế nào?
>> Sinh viên lo lắng vì chưa “sang tên” cho xe máy
>> Đua xe trái phép có thể bị phạt tới 30 triệu
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT TP.Hà Nội cho biết xung quanh quy định việc xử phạt xe không chính chủ tại Nghị định 71/2012 sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP về quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11.
Ông Thắng cho hay, theo quy định, các chủ phương
tiện sau khi mua, bán xe trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý
phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu.
Mượn xe có đầy đủ giấy tờ sẽ không bị xử phạt |
Bán xe xong, chủ phương tiện cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên.
Theo Đại tá Thắng, trong trường hợp phương tiện được mua bán qua nhiều chủ, thì người đang sử dụng phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định.
“Việc đăng ký sang tên đổi chủ góp phần siết chặt lại công tác đăng ký, quản lý phương tiện; phòng ngừa hiệu quả tai nạn, ùn tắc giao thông. Đặc biết, giúp lực lượng Công an sớm điều tra, phá án nếu phương tiện đúng chính chủ”, Đại tá Thắng cho biết.
Liên quan đến việc xử lý những trường hợp không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới sẽ bị xử phạt từ 6-10 triệu đồng/xe đối với ôtô, 1 triệu đồng đối với xe máy, Đại tá Thắng cho rằng: Trường hợp mượn xe của bố mẹ, anh chị em trong nhà thì người mượn khi điều khiển phương tiện phải mang theo giấy tờ xe, bằng lái xe hợp lệ là được. Đối với người điều khiển ô tô còn phải có tem kiểm định, sổ kiểm định kỹ thuật an toàn.
Cũng theo Trưởng phòng CSGT TP Hà Nội, trường hợp người bán xe đã mất hoặc bị tai nạn, hoả hoạn mà thất lạc giấy tờ thì người mua cuối cùng không chứng minh được đấy là tài sản của mình sẽ không được đăng ký lại.
Những trường hợp này khi bị phát hiện sẽ bị lập biên bản để điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Với các phương tiện vi phạm được mang về cơ quan công an xác minh, nếu thấy đã mua bán sau 30 ngày mà chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ cũng sẽ bị xử phạt.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết, trong ngày đầu triển khai ra quân xử lý những trường hợp vi phạm NĐ 71, có 317 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý. Trong đó, 55 trường hợp vi phạm về tốc độ, 29
trường hợp vi phạm đi sai làn đường, 18 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, cùng
các lỗi vi phạm khác Đặc biệt là đối với những trường hợp người ngoại
tỉnh lần đầu về Hà Nội chưa nắm rõ về NĐ 71, người lớn tuổi, học sinh sinh viên,
phụ nữ mới vi phạm lần đầu được nhắc nhở. |
Vũ Điệp