Những người đã biết về hành vi phạm tội của Luyện, nhưng vẫn che giấu, tạo điều kiện để Luyện bỏ trốn, giấu các tang vật và dấu vết của Luyện cũng bị coi là có hành vi che giấu tội phạm. Thực tế, những hành vi trên đã gây không ít khó khăn cho công tác điều tra, truy bắt hung thủ trong vụ án giết người.

TIN BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ trọng án cướp tiệm vàng tại Bắc Giang đang làm xôn xao dư luận cả nước. Nghi can Lê Văn Luyện đã bị cơ quan công an bắt giữ nhưng vấn đề dư luận quan tâm hơn hết vào lúc này là liệu Luyện đã đủ tuổi nhận trách nhiệm hình sự và vai trò cũng như hành vi của những người thân trong gia đình Luyện bị khép vào tội gì. VietNamNet xin trích đăng ý kiến của luật sư Trần Sỹ Tiến - Công ty Luật VDT Hà Nội.

Theo Điều 21 Bộ luật Hình sự quy định về hành vi che giấu tội phạm “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.” Như vậy là những người đã đưa đón bị can Luyện từ nơi gây án, đến nơi sơ cứu vết thương và đưa ra xe khách để tìm cách chạy trốn đã phạm vào điều luật này. Ngoài ra những người đã biết về hành vi phạm tội của Luyện, nhưng vẫn che giấu, tạo điều kiện để Luyện bỏ trốn, giấu các tang vật và dấu vết của Luyện cũng bị coi là có hành vi che giấu tội phạm. Thực tế, những hành vi trên đã gây không ít khó khăn cho công tác điều tra, truy bắt hung thủ trong vụ án giết người.

Điều 313 quy định về tội che giấu tội phạm

Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc  phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

- Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

- Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em); Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với trẻ em); Điều 119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);

- Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);

- Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);….”. Nếu xét theo điều này thì bố mẹ của Luyện và những người liên quan đến hành vi che giấu tội phạm có thể bị xử phạt đến tối đa 5 năm tù.


Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định về hành vi không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.


            Vì đây là hành vi phạm tội đặc biệt nghêm trọng, nên những người thân của Luyện như bố, mẹ, anh chị em ruột cũng khó tránh khỏi tội danh không tố giác tội phạm. Với tội danh này, mức án cho người phạm tội tối đa là 3 năm.

Điều 314. Tội không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.


Căn cứ theo Điều 314 Bộ luật Hình sự, nếu biết trước về ý định thực hiện hành vi phạm tội của Luyện mà bố mẹ và em trai của Luyện có những hành động can ngăn hoặc hạn chế được hậu quả của hành vi phạm tội thì những người đó có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt. Về điều này cần được xem xét kỹ và làm rõ trong quá trình điều tra.

Giả sử Luyện phạm tội thuộc các tội không nghiêm trọng và không được quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự thì có thể những người thân ruột thịt của Luyện như ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ sẽ có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Luyện phạm tội theo Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác hoặc Điều 105. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Đây là những tội danh không được quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự, do đó những người thân của Luyện như đã nêu có thể sẽ tránh được tội danh “Không tố giác tội phạm”

Luật sư Trần Sỹ Tiến - Công ty Luật VDT Hà Nội. Điện thoại 0989316320