- Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2012 được thông qua sáng nay (11/11) không có nội dung an toàn giao thông.
Trước đó, bàn về các vấn đề kinh tế, xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng tình hình tai nạn giao thông đã đến mức báo động, Quốc hội cần tiến hành giám sát tối cao về vấn đề này. Có đại biểu khẳng định, nếu không giám sát thì Quốc hội có lỗi với nhân dân.
Trong báo cáo giải trình sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thừa nhận an toàn giao thông là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được khá nhiều đại biểu Quốc hội và dư luận quan tâm.
Song, nội dung an toàn giao thông đã được Thường vụ khóa trước giám sát vào năm 2008, đưa ra kiến nghị, giải pháp thiết thực cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải và cơ quan hữu quan triển khai quyết liệt nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này. Vì vậy, Thường vụ đề nghị Quốc hội chưa giám sát nội dung này vào năm 2012.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị Quốc hội giám sát các nội dung như: đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế; việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, đây cũng là những vấn đề quan trọng, bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội, được nhiều đại biểu, cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên không thể đưa quá nhiều nội dung vào chương trình giám sát. Do đó, đề nghị Quốc hội giao Thường vụ, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu và lựa chọn để đưa vào chương trình giám sát của mình theo lĩnh vực phụ trách, vào thời điểm thích hợp.
Như vậy, Quốc hội đã thống nhất chọn hai chuyên đề giám sát cho năm tới là việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tại kỳ họp thứ ba).
Tại kỳ họp thứ 4 diễn ra cuối năm 2012, Quốc hội sẽ xem xét giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai.
Nghị quyết Chính phủ cũng nêu rõ, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát. Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Lê Nhung
Trước đó, bàn về các vấn đề kinh tế, xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng tình hình tai nạn giao thông đã đến mức báo động, Quốc hội cần tiến hành giám sát tối cao về vấn đề này. Có đại biểu khẳng định, nếu không giám sát thì Quốc hội có lỗi với nhân dân.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc tuần trước ở Bình Thuận làm 10 người chết. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa |
Trong báo cáo giải trình sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thừa nhận an toàn giao thông là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được khá nhiều đại biểu Quốc hội và dư luận quan tâm.
Song, nội dung an toàn giao thông đã được Thường vụ khóa trước giám sát vào năm 2008, đưa ra kiến nghị, giải pháp thiết thực cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải và cơ quan hữu quan triển khai quyết liệt nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này. Vì vậy, Thường vụ đề nghị Quốc hội chưa giám sát nội dung này vào năm 2012.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị Quốc hội giám sát các nội dung như: đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế; việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, đây cũng là những vấn đề quan trọng, bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội, được nhiều đại biểu, cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên không thể đưa quá nhiều nội dung vào chương trình giám sát. Do đó, đề nghị Quốc hội giao Thường vụ, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu và lựa chọn để đưa vào chương trình giám sát của mình theo lĩnh vực phụ trách, vào thời điểm thích hợp.
Như vậy, Quốc hội đã thống nhất chọn hai chuyên đề giám sát cho năm tới là việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tại kỳ họp thứ ba).
Tại kỳ họp thứ 4 diễn ra cuối năm 2012, Quốc hội sẽ xem xét giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai.
Nghị quyết Chính phủ cũng nêu rõ, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát. Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Lê Nhung