- Tình hình học sinh vi phạm giao thông tại 5 trường THPT điểm tại Hà Nội đã giảm nhưng liệu việc làm điểm có như bắt cóc bỏ đĩa?

THẢO LUẬN LIÊN QUAN:
Hiệu trưởng “hiến kế” ngăn HS lái xe máy

Học sinh trần tình việc “không được đi xe máy”
Con tôi chỉ dùng 1/10 di động cho việc học
'Đi xe máy bị tai nạn mới... thời thượng'
Học sinh dùng di động và xe máy vì đua đòi
'Trong 2 giờ, HS của tôi nhắn 30 tin hôn nhau'
'Sao lại cấm em lái xe, dùng di động?'

 

Có như bắt cóc bỏ đĩa?

Một tuần kể từ ngày Hà Nội chính thức triển khai việc bí mật ghi hình học sinh vi phạm giao thông khi tới trường và sử dụng điện thoại sai mục đích, theo ghi nhận của VietNamNet tình hình học sinh vi phạm giao thông, đặc biệt là lái xe máy tới trường đã giảm.

Trước cổng 5 trường điểm thực hiện việc triển khai gần như không thấy xuất hiện cảnh học sinh lái xe máy tới trường.

Tuy nhiên, tình hình xung quanh 5 trường lại không hề yên ả. Có mặt tại cổng trường THPT Kim Liên lúc gần tan tầm của học sinh ngày 7/3, theo quan sát của PV, vẫn có nhiều học sinh lái xe tới trường, chỉ có điều các em gửi xe tại các nhà xe cạnh cổng trường.
Một điểm trông giữ xe máy cạnh Trường THPT Kim Liên, Hà Nội

Các điểm trông nhận xe quanh trường này khá nhiều. Tình trạng học sinh không đội mũ điều khiển xe máy khá nhiều.

Chuyển tới Trường THPT Trần Phú tình hình có khá hơn nhưng lác đác vẫn thấy có bóng dáng học sinh để xe máy, xe đạp ở đối diện cổng sau của trường, lấy và đi xe ra phía phố Hàng Bài.


Clip nữ sinh Việt Đức kẹp ba đầu không đội mũ bảo hiểm

Tại Trường THPT Việt Đức giờ tan tầm, một vài học sinh vẫn ra lấy xe máy tại điểm trông giữ sát cổng trường. Một học sinh nữ sau khi thay áo ngoài liền ngồi lên xe, đèo bạn nữ cùng trường phóng xuống đường với đầu không đội mũ bảo hiểm.

Thêm một trường hợp nữa. Sau khi lấy chiếc xe Honda cup màu xanh (không có biển số) cũng ở bãi giữ xe này, cô bạn không rõ có phải học sinh của trường điều khiển xe đèo theo sau hai nữ sinh trong đồng phục của Trường THPT Việt Đức.

Sau khi lấy xe tại bãi giữ xe cạnh cổng trường, cô bạn gái đèo bạn gái cũng học Trường THPT Việt Đức xuống phố với đầu không đội mũ bảo hiểm.


Chiếc xe vô tư đi qua nhiều phố. Hai cô gái nói cười rôm rả với bạn, đầu cũng không đội mũ bảo hiểm.

Một hiện tượng nữa cũng được PV ghi nhận đó là tình trạng phụ huynh tới đón con kẹp ba, học sinh ngồi sau xe ba mẹ không đội mũ bảo hiểm cũng khá nhiều.

Và trong khi tình hình thực hiện an toàn giao thông tại 5 trường THPT điểm có phần khả quan thì tại một số trường không làm điểm như THPT Đinh Tiên Hoàng (cơ sở 2) nằm rất gần trường THPT Trần Phú chuyện học sinh không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba, lái xe lạng lách diễn ra khá tấp nập.ện an toàn giao thông tại 5 trường THPT điểm có phần khả quan thì tại một số trường không làm điểm như THPT Đinh Tiên Hoàng.
Học sinh Trường THPT Kim Liên, Hà Nội vô tư phóng xe máy ngay cách cổng trường không xa. Ảnh chụp trưa 7/3


Trao đổi với VietNamNet lãnh đạo các trường THPT Phan Đình Phùng, Trần Phú, Việt Đức đều chia sẻ việc quản lí học sinh gửi xe ngoài cổng trường không hề đơn giản bởi trường “chỉ có quyền đến cổng trường”, ngoài cổng trường là trách nhiệm của chính quyền và cơ quan C.A.

Phạt nặng học sinh vi phạm

Trao đổi với VietNamNet chiều 7/3, lãnh đạo các trường đều khẳng định sẽ thực hiện nghiêm theo quy định xử phạt đối với các học sinh vi phạm giao thông khi tới trường.

Nữ sinh ở một trường THPT không thuộc diện thí điểm đèo nhau kẹp ba, đầu không đội mũ bảo hiểm.

Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Nguyễn Quốc Bình cho biết từ đầu tháng 1 tới nay những lần sinh hoạt trên trường, trường còn liên tục thông báo trên hệ thống phát thanh, tin nhắn tới học sinh và cha mẹ các em.

Các em và gia đình cũng đã kí vào cam kết không vi phạm luật giao thông khi tới trường. Trực tiếp BGH nhà trường, đội ngũ giám thị, bảo vệ cùng cả đại diện cha mẹ học sinh đã tới các điểm trông giữ xe nhắc nhở, xử phạt các học sinh vi phạm.

Thực hiện theo hình thức mới nếu học sinh vi phạm giao thông được nhà trường hoặc cơ quan C.A bắt được, ghi hình gửi về ngay lập tức hạnh kiểm học kỳ 2 xuống mức yếu, vi phạm lần hai cả năm sẽ là hạnh kiểm yếu, vi phạm lần 3 sẽ đình chỉ học 1 năm theo quy định.

Dù cấm nhưng theo ông Bình hiện Trường THPT Việt Đức có hơn 2.000 học sinh chia làm hai buổi học nên một số học sinh cũng ngại nên gửi bên ngoài song số lượng không đáng kể, chỉ một vài em.

Trường cũng đã tiến hành việc bí mật ghi hình. Sau 1 tuần thực hiện đã có 9 trường hợp cả nam lẫn nữ, chủ yếu là học sinh lớp 12. Tất cả các học sinh này đều bị hạ hạnh kiểm xuống mức yếu.

  • Văn Chung