Thông tin ban đầu chưa đầy đủ về chuyện "nói không" với dân lập, tại chức của Nam Định lập tức thành sức nóng, khi lọt vào danh sách bài đọc nhiều nhất ở các báo, và cùng với đó thu nhận được lượng phản hồi lớn. Bên cạnh một số ít nhìn câu chuyện ở góc nhìn vĩ mô cho rằng "phân biệt là nực cười", thì hầu hết lại ủng hộ giải pháp hiện thời này vì "có cái lý" của nó.


Họ tên: Đỗ Ngọc Hoài
Tiêu đề: Nuôi báo cô viên chức

Có làm việc với cán bộ học tại chức và dân lập mới thấm thía "khái niệm nuôi báo cô" cán bộ viên chức là thế nào.


Điển hình nhất là nghành y khóc dở mếu dở với bác sỹ chuyên tu, nhẽ ra chỉ làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu thì họ lại làm bác sỹ điều trị tại các bệnh viện lớn, thậm chí còn làm trưởng khoa, giám đốc, lý do đơn giản vì họ có "điều kiện" hoặc cocc. Mọi lý lẽ bảo vệ đòi quyền lợi bình đẳng về mặt tri thức cho số được đào tạo chuyên tu tại chức dân lập chỉ là ngụy biện.

Họ tên: Vũ Trung Tuyến
Tiêu đề: Hoàn toàn đúng

Tôi đã từng nói với một người tốt nghiệp một trường dân lập rằng "Tôi sẽ không bao giờ tuyển người học trường dân lập". Còn về bằng trung bình ư, tốt nghiệp trung bình ở một trường như Đại học Bách Khoa còn khó hơn một bằng đỏ ở các trường dân lập.

Tôi nói như vậy là để các bạn hướng nghiệp cho tốt, nếu không đủ trình độ thì học các trường trung cấp, cao đẳng..., nhất thiết phải có bằng đại học thì cái bằng đó ở các trường dân lập thật dễ kiếm, nhưng giá trị của nó chỉ là số "0

Họ tên: Lâm Hoang Giang
Tiêu đề: Tôi ủng hộ

Nam Định 'nói không' với dân lập, tại chức
Danh sách những người bị loại khỏi cuộc thi công chức tỉnh Nam Định năm 2011 chỉ vì lý do: tốt nghiệp trường dân lập. Thông báo này được đăng tải công khai trên trang web của Sở Nội vụ tỉnh Nam Định trước ngày thi gần 2 tháng.
 
Sau Đà Nẵng, đến Nam Định 'nổ súng'
Giám đốc Sở Nội vụ Nam Định thẳng thắn, ngày trước mình cũng học tại chức và nguyên chủ tịch tỉnh cũng vậy nên ông biết chất lượng của hệ đào tạo này như thế nào.
 
Thuốc giải cho nền giáo dục Đại học Việt
Trước những bất cập ngày một gia tăng, có lẽ đã đến lúc phải phân tầng ĐH - phân định rõ ĐH nghiên cứu và ĐH đại chúng để khâu quản sát với thực tế các trường hơn.
 
Được gì từ nền giáo dục thừa đại học?
Mùa tuyển sinh năm 2011 đã khép lại với thực tế: nhiều trường không tuyển đủ sinh viên, nhiều ngành học đóng cửa. Các chuyên gia nhận định đây là hệ quả của một thị trường giáo dục ĐH đang hỗn độn.
 
Trường ngoài công lập kêu cứu
Kéo dài thời gian tuyển sinh hết tháng 12; đồng thời, cho phép các trường khó khăn về nguồn tuyển, được xét tuyển cả khối B cho ngành kinh tế và các ngành khác chấp nhận kết quả thi khối B.
Hệ đại học tại chức của Việt Nam ta đã và đang là một lực cản lớn cho sự phát triển xã hội.

Thực tế, đa số những người học tại chức có hệ số IQ thấp hơn hệ chính quy nhưng có tài luồn lọt hơn ( hoặc là con ông cháu cha) nên khi đánh đồng 2 loại bằng thì người có khả năng luồn lọt thường thắng thế khi thăng tiến trong cơ quan quản lý nhà nước; hệ lụy là khuyến khích người học dốt hơn.

Họ chỉ lo chạy chọt để lên chức mà không còn thời gian để thực thi nhiệm vụ hoặc có làm cũng chỉ là đối phó tình thế theo kiểu " đằng nào thì tao cũng có bằng đại học".

Hãy mạnh dạn nhìn vào sự thật, hiện nay đa số người không thể đỗ vào đại học chính quy thì lại được trọng dụng nhiều hơn trong cất nhắc cán bộ vì họ biết cách chạy chức. Mong sao dẹp hẳn hệ tại chức này đi.

Họ tên: Trung Nghĩa
Tiêu đề: Giáo dục đánh mất vai trò

Không phải đại học tại chức hay dân lập là xấu, nhưng bây giờ nên giáo dục của chúng ta đã đánh mất vai trò của nố bằng chất lượng giáo dục.Hầu như giáo dục tại chức, dân lập nây đã bị thương mai hóa mất rồi. Sự công bằng đã đến lúc phải nhường chỗ cho chính quy tập trung, đây mới là nền tảng của xã hội tương lai.


Họ tên: Vũ Thường Huy
Tiêu đề: Tại chức đầu vào thấp

Hiện nay hệ tại chức và hệ dân lập đào tạo một cách ào ạt không có chất lượng. Đối với hệ tại chức, đại đa số đi học còn không thèm đến lớp, không tự học, không tự trau dồi kiến thức; hơn nữa, trình độ đầu vào rất thấp.

Tôi lấy ví dụ: hệ chính qui học tập liên tục, ngoài việc đến lớp họ còn phải nghiên cứu vất vả mới có kết quả còn hệ tại chức thì cứ nhởn nhơ; nhiều trường hợp đi làm thì thời gian đâu mà bài với vở nữa.

Còn hệ dân lập đào tạo theo cơ chế thị trường, đầu vào rất thấp. Giảng viên của trường thi đa số đi thuê không có trách nhiệm nghề nghiệp cao. Luật thì là một chuyện nhưng cứ theo luật thì phá hỏng cả một đội ngũ cán bộ công chức.


Họ tên: Hương
Tiêu đề: Tín hiệu đáng mừng

Việc tỉnh Nam Định nói không với tại chức và dân lập là một tín hiệu tốt, nhằm hạn chế các kiểu kinh doanh, hình thức mang tính phổ biến ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng hiện nay.

Tôi nghĩ, sắp tới, Nam Định nên nói không cả với cái hình thức chính quy liên thông kiểu trá hình (thực chất nó cũng chỉ là hình thức tại chức) để làm lành mạnh hơn nữa môi trường giáo dục hiện nay.


Họ tên: Hoàng Thùy
Tiêu đề: Hồi chuông cảnh tỉnh

Với vùng đất Nam Định thì điều kiện đó là đúng. Bởi một phần sẽ hạn chế được tiêu cực, sàng lọc được trình độ cán bộ công chức.

Tôi thấy rằng, phần lớn những người học tại chức, dân lập học cho có thôi, toàn nhờ người học hộ, thi hộ cốt là có tấm bằng.

Tất nhiên có những người vị điều kiện hoàn cảnh nên họ theo học 2 hệ này rất tốt. Họ có thể tham gia vào làm việc cho các doanh nghiệp không nhất thiết phải tham gia cơ quan nhà nước. Bởi đã học 2 hệ này mà có trình độ thì tôi khuyên các bạn nên làm việc cho các liên doanh, nước ngoài, các công ty lớn trong nước.


Họ tên: Trần Tín
Tiêu đề: Mong cả nước
 

Mong rằng quy định này được áp dụng trên cả nước vì nó phù hợp với yêu cầu về chất lượng cán bộ công chức. Đã đến lúc cần phải nhìn lại cách đào tạo hiện nay bởi các trường dân lập, tư thục và hệ ĐH tại chức, ĐH từ xa... chỉ dành cho những người không đủ khả năng tối thiểu học đại học theo đúng nghĩa.

Điều này dẫn tới việc đã, đang và sẽ tạo nên một mặt bằng học vấn rất thấp kém trong xã hội vì sự đánh đồng giữa những người có trí lực thực sự với những người “lách học” theo những loại hình ĐH mang tính thị trường hiện nay.

Họ tên: Trang A Pao
Tiêu đề: Hãy chấp nhận

Ủng hộ chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Hãy chấp nhận cơ chế thị trường, không loại trừ cả ngành giáo dục. Chính các trường đại học dân lập và hệ đào tạo đại học tại chức đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi vì chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng đầu vào.

Chúng tôi ủng hộ chủ trương đó của Nam Định. các vị kỹ sư, cử nhân loại 2, loại 3 ấy hày tìn dến những địa chỉ loại 2 loại 3 để thi thố tài năng cũng là hợp lẽ chứ sao.


Họ tên: Hoàng Sa
Tiêu đề:  Nên dẹp bớt trường đại học

Hiện nay, Việt Nam có quá nhiều trường đại học. Chất lượng của nhiều trường đang bị dư luận xã hội nghi ngờ.Nhà nước cần rà soát lại chất lượng của tất cả các trường chứ không riêng gì trường dân lập. Tôi rất ngạc nhiên có nhiều học sinh yếu ở phổ thông nhưng rồi cũng có bằng cử nhân, thậm chí nhiều em tốt nghiệp thạc sĩ!


Thí sinh dự thi đại học. Nhiều người trượt trong các kỳ thi chính quy tiếp tục sự nghiệp thi cử ở hệ vừa học vừa làm. Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Họ tên: Đỗ Văn Khai

Tiêu đề: Thế nào cũng nói được.

Các ông suốt ngày kêu ca "con ông cháu cha" học dốt chui vào cơ quan nhà nước làm cho dễ, vậy mà bây giờ người ta không tuyển dân lập, tại chức các ông cũng nói.

Không tuyển, loại ngay từ vòng đầu cho đỡ tốn kém vì đã dân lập, tại chức thì kiếm đâu ra người giỏi. Giỏi thì đã thi đậu vào trường công lập rồi, đúng không ạ??

Tôi nghĩ đây là chủ trương đúng đắn của lãnh đạo tỉnh Nam Định

Tôi không có ý phân biệt đối xử, nhưng thực sự nếu các bạn muốn có nhiều sự lựa chọn (làm nhà nước, làm ngoài...) thì các bạn hày thi đậu vào trường công lập đi rồi hãy nói, nếu là người giỏi, yêu nước thực sự thì làm gì chả được. Cứ tạo được ra nhiều của cải vật chất cho xã hội là yêu nước hết, thi công chức làm gì?


Họ tên: Phương Nam
Tiêu đề: Người tuyển dụng lao động có quyền đặt ra yêu cầu

Điều này chỉ nêu lên 2 vấn đề:

1) Các trường dân lập phải nâng cao chất lượng (cả đầu vào lẫn đầu ra) hơn nữa để được công nhận rộng rãi hơn và công bằng hơn so với hệ công lập ở Việt Nam.

2) Cần xây dựng một bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam để các nhà tuyển dụng đánh giá.

Nam Định đang dựa trên một tiêu chí đơn giản nhất, nhưng chưa phải là chính xác để xét ứng viên, theo nghĩa là có một số trường dân lập chất lượng tương đối tốt, trong khi rất nhiều trường công lập (đặc biệt là các trường mới mở) chất lượng chưa biết nằm ở khoảng nào...


Họ tên: Dương Ngọc Bảo
Tiêu đề: Đang "chết"...

Tôi ủng hộ cách làm của Nam Định. Đã có nhiều nơi làm như vậy. Cơ quan tôi đang "chết" vì nạn tại chức, dân lập. Thi dễ và học quá dễ, nhờ người điểm danh, đóng tiền...(trong khi đó thi vào ĐH chính quy công lập khó).

Vào cơ quan rồi, cán bộ không đảm đương được nhiệm vụ, chỉ nói thôi. Vì vậy, vừa qua đã xây dựng quy chế được đông đảo người ủng hộ là chỉ nhận vào thử việc những trường hợp tốt nghiệp ĐH chính quy, công lập. Về lâu dài vẫn như thế..


Họ tên: Hoành Sơn
Tiêu đề: Thêm một lần đánh động

Các trường dân lập nên nâng cao chất lượng đào tạo và siết chặt đầu vào Nếu như các trường ngoài công lập cứ tuyển sinh như năm 2011 và những năm qua thì chắc chắn sinh viên của họ trong tương lai sẽ bị rất nhiều doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước tẩy chay.

Ngoài ra tôi thấy rất bất cập mặc dù đầu vào rất thấp nhưng đầu ra đa số các em sinh viên có điểm rất cao, bảng điểm rất đẹp nên khi xét tuyển các em sinh viên tốt nghiệp trường công lập thường thiệt thòi so với trường dân lập vì đa phần các trường công lập cho điểm thi rất khắt khe. Vì sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước, các trường ngoài công lập cần xem lại cách tuyển sinh và đào tạo của mình.


Họ tên: Hong Ngoc
Tiêu đề: Không phê phán Nam Định, Bộ GD xem lại

Theo tôi sự tuyển chọn công chức của tỉnh Nam Định xét về cơ bản là đúng vì tôi thấy cần phải quản lý chất lượng học sinh tại trường dân lập và hệ tại chức. Chất lượng quá kém không biết tại sao mọi người tốt nghiệp được đại học. Không nên phê phán tỉnh Nam Định mà Bộ GD - ĐT xem lại cách đào tạo của các trường đan lập và học đại học tại chức.


Họ tên: Thanh Hà Nội
Tiêu đề: Không đảm bảo

Là một người cũng được đào tạo bài bản (ĐH chính quy) và hiện đang làm chuyên gia cho một số dự án nước ngoài, hơn nữa tôi cũng quen biết và tiếp xúc với không ít những người được đào tạo theo các loại hình dân lập, tại chức. Bản thân tôi nhận thấy chất lượng của các hệ đào tạo này không đảm bảo vì các lý do sau đây:

1 - Đa số người học (70-90%) đi học chỉ với mục tiêu kiếm cái bằng để giữ chức hoặc để người đỡ đầu có căn cứ xin việc giúp.

2. Vì trong lớp có đa số người không thực tâm muốn học nên số ít người còn lại cũng không chú tâm thực sự vào việc học.

3. Giảng viên cũng không mặn mà lên lớp đề truyền đạt cho sinh viên vì nhiều lý do (học sinh không muốn học nên thầy chẳng có hứng giảng, một số người lên lớp vì tiền, hoặc do khối lượng bị cắt giảm,...).

4. Cơ sở vật chất cho việc dạy và học không đảm bảo do phần lớn các lớp được mở ở các "trạm", hoặc thuê của cơ sở khác,... Và còn một số lý do khác mà tôi không tiện nêu ở đây.


Họ tên: Hoang Minh Lan
Tiêu đề: Đi học thạc sỹ để bỏ quên tại chức

Tham gia ý kiến tôi tán thành cách tuyển dụng công chức như tỉnh Nam Định. Đã đến lúc chúng ta nên nói không với kiểu học tại chức và liên thông đại học cấp bằng chính quy. Có lẽ trên thế giới không có quốc gia nào có kiểu đào tạo như ở nước ta. Cũng đã đến lúc đề nghị các nhà lãnh đạo ngành giáo dục -đào tạo xem lại quy chế đào tạo, tuyển sinh. Thực tế đã xảy ra, có vị lãnh đạo nói với cán bộ kế cận là "Cậu nên đi học thạc sỹ đi để cho mọi người quên đi cái bằng tại chức của cậu".


Họ tên: Ngô Hoàng Minh

Tiêu đề: Tôi ủng hộ việc loại dần

Hãy nhìn thẳng vào sự thật trong xã hội hiện nay, việc có bằng ĐH là chuyện quá dễ. Theo cách nhìn nhận của tôi và thực tế trong công ty tôi đang làm việc, mọi người đua nhau đi học, nhưng sau khi nộp hồ sơ thị ĐH (hệ tại chức) vào thi thì đã biết đề trước. Nói như bọn tôi noi đùa với nhau (trường đó cần mình chứ đâu phải mình cần) đi học thì không cần đến học vẫn cứ qua, thầy nào khó thì thuê người điểm danh hô...thi kết thúc môn thì thày cho đề trước...chỉ cần đóng quỹ lớp nhiều một chút là ok.

Vậy mà chỉ cần có bằng là vẫn có vị trí ngon trong công ty chỉ cần có cở câu thôi. Tôi nghĩ nếu cứ thế xã hội này đi lên hay đi xuống chắc chẳng cần nói mọi người cũng biết hết điều đó. Nam Định luôn là tỉnh đứng đầu trong những kỳ thi ĐH... vậy nên tôi ủng hộ việc loại dần những bằng cấp như thế.


Họ tên: Thảo Dân
Tiêu đề: Lại có "một Đà Nẵng"


Thế là lại có thêm một tỉnh không nhận bằng tại chức, dân lập sau Đà Nẵng.

Chua chát thay cho các sinh viên thuộc dạng này đã, đang và còn muốn "trở thành thầy" chứ nhất định không chịu "thành thợ" bằng con đường này.

Thế nhưng (ở đời chữ NHƯNG bao giờ cũng rắc rối!), vấn đề này thì Bộ GD-ĐT phải xử lý thế nào, ấy mới là cái người dân cần hỏi.

Con em họ tốn tiền đi học trường dân lập, tiền còn cao hơn công lập cũng chỉ mong có chút việc cho ấm tấm thân, nhưng đã không thành.

Tiền mất nhưng liệu tật có mang. Thêm nữa, nhưng (lại NHƯNG) các quan chức, công chức và nhân viên của hai tỉnh này đã và đang làm việc liệu có phải đều được học chính quy, công lập? Nếu đúng tất cả như thế, hãy công bố công khai dân sẽ không thắc mắc và tự cho là mình "ngu" vì đã cố học bằng được. Sự minh bạch, quang minh chính đại đối với những người có bằng ĐH, CĐ tương tự đang làm việc phải được công khai. Cần lắm thay!

  • Vân Phong (tổng hợp)