Chiến lược quốc phòng vừa công bố mới đây của Mỹ cho rằng Trung Quốc đang hết sức nỗ lực để kiềm chế sức mạnh quân sự của Mỹ, nhưng dù công khai hay bí mật thì rõ ràng là Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của mình ở sân sau của Trung Quốc.

Hình minh họa. Nguồn ảnh: Nationalpost
Về ngoài, bản tổng kết chiến lược của Lầu Năm góc cho rằng quân đội Mỹ sẽ "cần cân bằng lại theo hướng khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Dù cho bài phát biểu của Tổng thống Obama lúc đó đưa ra tuyên bố về một đội quân thu gọn hơn, ông vẫn nhẫn mạnh rằng "việc giảm chi phí quốc phòng của Mỹ sẽ không -- Tôi nhắc lại, sẽ không - xảy ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Động thái này có nghĩa là gì? Theo Roxana Tiron của trang Bloomberg, điều đó có nghĩa là một sự chuẩn bị về quân sự để đương đầu với một dạng đe dọa khác. Một quan chức trong chính quyền nói với Tiron rằng: "Mỹ cần phải loại bỏ được các tiềm lực về quân sự có thể chặn các cuộc thâm nhập hiện nay như các tàu ngầm tấn công diesel đang được Trung Quốc triển khai, và các tên lửa đạn đạo chống tàu thủy của Trung Quốc và Iran, và nếu cần, phải đánh bại được họ".

Chiến lược quốc phòng này cũng sẽ tập trung vào sự kết hợp rộng hơn giữa Quân đội Mỹ, Không quân và các binh chủng Lính thủy đánh bộ để chặn đứng các nỗ lực của Trung Quốc nhằm phong tỏa khu vực Biển Đông và Vịnh Ba Tư.

Các nỗ lực khác sẽ tập trung vào các vũ khí kỹ thuật cao mà Trung Quốc đang phát triển. Chẳng hạn, tờ Nhật báo Phố Wall đưa tin về loại tên lửa đạn đạo mới rất đáng sợ mà các quan chức Mỹ lo là có thể làm hao hụt giá trị đầu tư của quân đội Mỹ cho các hàng không mẫu hạm.

"Trung Quốc đang chế tạo ra các tên lửa đạn đạo lớp mới có thể xuyên qua tầng bình lưu và cho nổ tung boong tàu sân bay của Mỹ, tiêu diệt các thủy thủ và làm tê liệt boong chiến đấu của tàu" - trích thông tin từ từ WSJ. Việc phát triển loại tên lửa này là bước tiến mới nhất trong "cuộc đua công nghệ quân sự kiểu ăn miếng trả miếng" giữa Trung Quốc và Mỹ.

Các hàng không mẫu hạm sẽ xuất hiện nhiều hơn tại khu vực biển Thái Bình Dương?
Theo phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc, tên lửa DF-21D được thiết kế để tấn công một tàu lớn đang di chuyển cách 1.700 hải lý. Các nhà phân tích quốc phòng nhận định trên tờ Journal rằng tên lửa này cũng được thiết kế "có tầm bay ở góc độ quá cao cho các hệ thống phòng thủ của Mỹ nhằm đối phó với các tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp trên biển, nhưng lại quá thấp cho các hệ thống phòng thủ chống lại các loại tên lửa đạn đạo khác".

Hệ quả là, quân đội [Mỹ] đang phải hoạt động trên một chiến thuật có tính chất phòng thủ. "Hải quân đang phát triển các máy bay do thám không người lái tầm xa có thể cất cánh từ các hàng không mẫu hạm ở khu vực biển cách xa đất liền và có thể bay ở tầm rất cao mà phi công bình thường khó có thể bay an toàn. Thêm nữa, Không quân [Mỹ] muốn một hạm đội máy bay thả bom không người lái có khả năng bao quát trên khắp các mạch đường của Thái Bình Dương".

Và sau đó là an ninh mạng. Tuần báo Thông tin có viết: trong khi nhiều người lúc trước nói về việc tăng cường vị thế an ninh mạng phòng thủ của quân đội Mỹ, chiến lược an ninh quốc phòng mới lại đề cập về các công cụ an ninh mạng.

"Lực lượng lao động trong không gian ảo đang trở thành một mối lo ngại lớn của chính quyền và quân đội, và lo ngại đó thậm chí còn dẫn đến việc thành lập một sự hợp lực liên ngành là Sáng kiến Quốc gia về Giáo dục an ninh mạng để tăng cường đào tạo và tuyển dụng các chuyên gia mạng. Bên cạnh việc tuyển dụng các 'chiến binh mạng' của riêng nước Mỹ, động thái này còn cho phép DOD chỉ định các lực lượng quân đội nước ngoài tới DOD để huấn luyện họ về nghệ thuật phòng thủ và chiến tranh mạng".

Travis Sharp - một nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ - phát biểu trên tờ Tin tức Mỹ và Thế giới rằng việc Mỹ chuyển hướng sang châu Á là không thể tránh khỏi.

"Trung Quốc với túi tiền khổng lồ của mình có nguồn lực và khả năng phát triển các tiềm lực quân sự độc đáo mà trước đó họ không làm được... Điều đó không có nghĩa là Mỹ và Trung Quốc sẽ xảy ra Chiến tranh Lạnh, mà là [Trung Quốc] có thể sẽ trở nên hiếu chiến hơn, nặng về chủ nghĩa dân tộc hơn, và quyết liệt hơn trong khu vực này".

  • Lê Thu (theo Atlantic)

Báo Trung Quốc 'nặng lời' với Mỹ
Báo Quân đội Trung Quốc cho rằng, chiến lược quốc phòng mới của Mỹ tập trung vào châu Á - Thái Bình Dương là hướng tới việc kiềm chế sự gia tăng của Trung Quốc.
 
TQ cảnh báo Mỹ "cẩn trọng" lời nói, hành động
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 9/1 cảnh báo Mỹ "cẩn trọng trong lời nói và hành động" khi Mỹ tăng cường các căn cứ quân sự khắp châu Á.
 
Chiến lược quốc phòng Mỹ nhằm vào Trung Quốc?
Mặc dù Mỹ nói rằng không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng chiến lược quốc phòng mới công bố của Mỹ lại cho thấy điều ngược lại.
 
Phản ứng Mỹ khi TQ hiện đại hóa quân sự
Hải quân Mỹ đang phát triển các vũ khí mới cho tàu sân bay và những máy bay đi kèm. Máy bay không người lái cho tàu sân bay cũng đang được xây dựng.
 
Nga: Lá chắn tên lửa Mỹ đe dọa Trung Quốc
Nói về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ởThái Bình Dương, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.
 
Trung Quốc cảnh báo Mỹ về chiến lược quân sự châu Á
 Báo chí Trung Quốc cảnh báo Mỹ "giương vây" sau khi Washington công bố chiến lược quốc phòng với trọng tâm là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
 
Obama: Mỹ sẽ duy trì ưu thế quân sự
Tổng thống Mỹ lần đầu tiên đặt dấu ấn của mình vào một chính sách quân sự mới. Theo những gì Obama mô tả, đó mà một đội quân Mỹ nhỏ hơn, nhanh hơn ở khắp châu Á, Thái Bình Dương và Trung Đông.