- Không còn cái thời ca sĩ phát hành album mới quay thêm mấy clip vô
thưởng vô phạt tặng kèm. Các sao ngày nay đã nhận thức được“lợi hại” của
MV. Đây chính là phương tiện chào hàng hữu hiệu nhất từ sao xẹt, sao
“thảm họa”, sao mới nổi hay sao kì cựu...
Lưu Hồng Quang tiếp tục đoạt giải nhất piano quốc tế
Lê Cát Trọng Lý du ca xuyên Việt
Thu Phương "bêu xấu" chồng
Lê Cát Trọng Lý du ca xuyên Việt
Thu Phương "bêu xấu" chồng
Truyền hình và lịch sử những clip ca nhạc
Cách đây gần 10 năm, năm 2002, chương trình “VTV – Bài hát tôi yêu” số đầu tiên chính thức ra mắt với khán thính giả yêu thích nhạc Việt. Có thể nói, đây là những bước đi chập chững đầu tiên của nghệ sĩ nước nhà trên hành trình tìm đến một phương cách mới để quảng bá hình ảnh của mình – thông qua các MV (music video).
Thời ấy, người ta không gọi là MV như bây giờ mà là clip. Hàng tuần, người nghe nhạc chờ đón ngày công chiếu 5 clip mới nhất trong tuần đó. Các kênh thông tin giải trí lúc bấy giờ chưa nở rộ như hiện nay nên tâm trạng háo hức đó cũng là điều dễ hiểu. Với những ai muốn tìm hiểu giới showbiz Việt những ngày đầu “tập tành” làm MV thì toàn bộ những tác phẩm dự thi “VTV – Bài hát tôi yêu” cũng là khá đủ để mổ xẻ, đào sâu.
Ekip thực hiện clip “Tình cuốn mây ngàn” của ca sĩ Quang Dũng
Thẳng thắn nhìn lại nhiều clip từng một thời “hô mưa gọi gió” trên các kênh truyền hình, chúng ta có thể nhận thấy những hạn chế nhất định. Một số đi theo mô típ cũ hoặc lộ rõ sự đầu tư nghèo nàn cả về ý tưởng và kinh phí, đôi khi chỉ là sự minh họa đơn thuần theo lời bài hát, ngô nghê tẻ nhạt với hình ảnh “ca sĩ đứng - ngồi trong phòng có vài dây kim tuyến trang trí, dăm chậu bông giả điểm tô...”. Nhiều clip xem qua thì thấy khá sinh động, ekip chịu khó đầu tư nhưng hình nền và trang phục và diễn xuất ca sĩ không phù hợp.
iều này chứng tỏ vẫn chưa có bước đột phá nào trong công nghệ video clip, vẫn chỉ là “cũ người mới ta”. Các nghệ sĩ và ekip vẫn cố gắng tìm kiếm những bước đột phá nhưng có lẽ vẫn chưa đến thời điểm và chưa đủ độ chín. Đây dường như là thời kì chuẩn bị, làm bàn đạp cho các ca sĩ trong giai đoạn sau này. Bởi vậy mới nói, mỗi thời kì phát triển của âm nhạc Việt Nam lại có một nhiệm vụ riêng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những nỗ lực không ngừng của các đạo diễn, ca sĩ trẻ, nhóm nhạc mới lúc đó. Vẫn có sự khởi sắc trong “cách tạo dựng và sử dụng ánh sáng, bố cục cảnh trí chặt chẽ, góc quay chắt lọc lại cho thấy chuyên môn cao của êkip thực hiện”. Phần hình (video) giúp phần nghe (audio) nâng cảm xúc và sự tưởng tượng của công chúng hơn, nhưng nếu tách ra thì hình ảnh cũng có một vị thế riêng. Nhiều clip biểu đạt lãng mạn từ nội dung đến hình ảnh” (Tuoitre.vn, 16/10/2003).
MV – phương tiện “chào hàng” hiệu quả!
Trải qua thời gian, cùng với sự kết nối không biên giới của internet, âm nhạc Việt Nam đang thực sự bước vào một thời kì mới đầy thuận lợi nhưng cũng lắm khó khăn. Thẩm mỹ âm nhạc của công chúng, đặc biệt là giới trẻ ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, sự lấn sân như vũ bão của âm nhạc nước ngoài đòi hỏi ca sĩ nội phải có tư duy mới và đón nhận sự thay đổi. Bằng lòng với chính mình đồng nghĩa với tụt hậu, nếu như không nói là bị đào thải khỏi thế giới showbiz hào nhoáng mà cũng đầy khốc liệt này.
Cách xây dựng theo kiểu kịch bản hời hợt, concept không thống nhất, diễn xuất khô cứng, rập khuôn theo nội dung bài hát một thời gian đẩy MV Việt đến ngưỡng của sự nhàm chán và lạc hậu. Khán giả đòi hỏi các sao cần lao động nghệ thuật nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn, mang đến cho họ những sản phẩm chất lượng và mang hơi thở thời đại hơn. Đáp ứng nhu cầu của khán giả cũng như giữ chân họ lại ở thị trường âm nhạc trong nước, các sao phải tìm hướng đi mới và tự thay đổi mình.
Hình ảnh trong MV “Tìm lại giấc mơ” (Hồ Ngọc Hà)
Một ca sĩ hát không hay, không nổi tiếng nhưng chịu khó đầu tư những MV chất lượng, hình ảnh đẹp vẫn được khán giả chú ý đến. Ngược lại, một ca sĩ có tiếng, hát hay nhưng lười quay MV thì khán giả rất dễ quên hoặc chán họ. Bởi có một điều người làm nhạc không nên quên, thị hiếu âm nhạc hiện nay rất chú trọng phần nhìn, có khi còn nhỉnh hơn phần nghe.
Hai ba năm trở lại đây, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng sự nâng tầm của MV Việt so với trước. Ở đây là sự vượt trội so với bản thân mình của gần chục năm về trước. Còn so sánh với âm nhạc thế giới, không đâu xa, chỉ với K-Pop thôi, showwbiz Việt còn cả một đoạn đường dài cần phải đi.
Mi A - Vân Sam
Phần 2: Cuộc cạnh tranh sống còn trước Kpop
Cách đây gần 10 năm, năm 2002, chương trình “VTV – Bài hát tôi yêu” số đầu tiên chính thức ra mắt với khán thính giả yêu thích nhạc Việt. Có thể nói, đây là những bước đi chập chững đầu tiên của nghệ sĩ nước nhà trên hành trình tìm đến một phương cách mới để quảng bá hình ảnh của mình – thông qua các MV (music video).
Thời ấy, người ta không gọi là MV như bây giờ mà là clip. Hàng tuần, người nghe nhạc chờ đón ngày công chiếu 5 clip mới nhất trong tuần đó. Các kênh thông tin giải trí lúc bấy giờ chưa nở rộ như hiện nay nên tâm trạng háo hức đó cũng là điều dễ hiểu. Với những ai muốn tìm hiểu giới showbiz Việt những ngày đầu “tập tành” làm MV thì toàn bộ những tác phẩm dự thi “VTV – Bài hát tôi yêu” cũng là khá đủ để mổ xẻ, đào sâu.
Ekip thực hiện clip “Tình cuốn mây ngàn” của ca sĩ Quang Dũng
Thẳng thắn nhìn lại nhiều clip từng một thời “hô mưa gọi gió” trên các kênh truyền hình, chúng ta có thể nhận thấy những hạn chế nhất định. Một số đi theo mô típ cũ hoặc lộ rõ sự đầu tư nghèo nàn cả về ý tưởng và kinh phí, đôi khi chỉ là sự minh họa đơn thuần theo lời bài hát, ngô nghê tẻ nhạt với hình ảnh “ca sĩ đứng - ngồi trong phòng có vài dây kim tuyến trang trí, dăm chậu bông giả điểm tô...”. Nhiều clip xem qua thì thấy khá sinh động, ekip chịu khó đầu tư nhưng hình nền và trang phục và diễn xuất ca sĩ không phù hợp.
iều này chứng tỏ vẫn chưa có bước đột phá nào trong công nghệ video clip, vẫn chỉ là “cũ người mới ta”. Các nghệ sĩ và ekip vẫn cố gắng tìm kiếm những bước đột phá nhưng có lẽ vẫn chưa đến thời điểm và chưa đủ độ chín. Đây dường như là thời kì chuẩn bị, làm bàn đạp cho các ca sĩ trong giai đoạn sau này. Bởi vậy mới nói, mỗi thời kì phát triển của âm nhạc Việt Nam lại có một nhiệm vụ riêng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những nỗ lực không ngừng của các đạo diễn, ca sĩ trẻ, nhóm nhạc mới lúc đó. Vẫn có sự khởi sắc trong “cách tạo dựng và sử dụng ánh sáng, bố cục cảnh trí chặt chẽ, góc quay chắt lọc lại cho thấy chuyên môn cao của êkip thực hiện”. Phần hình (video) giúp phần nghe (audio) nâng cảm xúc và sự tưởng tượng của công chúng hơn, nhưng nếu tách ra thì hình ảnh cũng có một vị thế riêng. Nhiều clip biểu đạt lãng mạn từ nội dung đến hình ảnh” (Tuoitre.vn, 16/10/2003).
MV – phương tiện “chào hàng” hiệu quả!
Trải qua thời gian, cùng với sự kết nối không biên giới của internet, âm nhạc Việt Nam đang thực sự bước vào một thời kì mới đầy thuận lợi nhưng cũng lắm khó khăn. Thẩm mỹ âm nhạc của công chúng, đặc biệt là giới trẻ ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, sự lấn sân như vũ bão của âm nhạc nước ngoài đòi hỏi ca sĩ nội phải có tư duy mới và đón nhận sự thay đổi. Bằng lòng với chính mình đồng nghĩa với tụt hậu, nếu như không nói là bị đào thải khỏi thế giới showbiz hào nhoáng mà cũng đầy khốc liệt này.
Cách xây dựng theo kiểu kịch bản hời hợt, concept không thống nhất, diễn xuất khô cứng, rập khuôn theo nội dung bài hát một thời gian đẩy MV Việt đến ngưỡng của sự nhàm chán và lạc hậu. Khán giả đòi hỏi các sao cần lao động nghệ thuật nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn, mang đến cho họ những sản phẩm chất lượng và mang hơi thở thời đại hơn. Đáp ứng nhu cầu của khán giả cũng như giữ chân họ lại ở thị trường âm nhạc trong nước, các sao phải tìm hướng đi mới và tự thay đổi mình.
Hình ảnh trong MV “Tìm lại giấc mơ” (Hồ Ngọc Hà)
Một ca sĩ hát không hay, không nổi tiếng nhưng chịu khó đầu tư những MV chất lượng, hình ảnh đẹp vẫn được khán giả chú ý đến. Ngược lại, một ca sĩ có tiếng, hát hay nhưng lười quay MV thì khán giả rất dễ quên hoặc chán họ. Bởi có một điều người làm nhạc không nên quên, thị hiếu âm nhạc hiện nay rất chú trọng phần nhìn, có khi còn nhỉnh hơn phần nghe.
Hai ba năm trở lại đây, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng sự nâng tầm của MV Việt so với trước. Ở đây là sự vượt trội so với bản thân mình của gần chục năm về trước. Còn so sánh với âm nhạc thế giới, không đâu xa, chỉ với K-Pop thôi, showwbiz Việt còn cả một đoạn đường dài cần phải đi.
Mi A - Vân Sam
Phần 2: Cuộc cạnh tranh sống còn trước Kpop