- Những tưởng chuyện mặc cả, cãi vã nhau chỉ có nơi chợ búa thì nay, những chuyện như thế này đã len lỏi vào cả chốn linh thiêng nơi đền chùa.
TIN BÀI KHÁC
Cần nhiều tuần để xác định nguyên nhân cái chết của Whitney HoustonTIN BÀI KHÁC
Biệt thự triệu đô của chân dài Andrea tại VN
Những góc tối trong đời Whitney Houston
Nghệ sĩ Việt sốc khi Whitney Houston ra đi
Lễ trao giải Grammy phủ bóng đen vì cái chết của Whitney Houston
Đừng ngạc nhiên: Thơ vẫn bán chạy
Đền Bà chúa kho (Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) xưa nay nổi tiếng linh thiêng bởi đó là nơi tưởng niệm một người phụ nữ đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt (sông Cầu). Hàng năm, hàng nghìn hàng vạn khách thập phương đổ về đến Bà chúa kho để bảy tỏ lòng thành kính, cầu mong bà ban lộc ban tài để năm mới làm ăn phát đạt.
Cũng như mọi năm, chị Oanh (Chương Mỹ, Hà Nội) chọn ngày gần cuối tháng giêng để đi lễ đền Bà chúa kho cho đỡ đông đúc. Cả đoàn của chị Oanh gồm 6 người năm nào cũng táp vào một quầy ven đường gần đền Trình để sắm lễ. Sau khi sắm lễ xong, cả đoàn của chị mang lễ sang đền Trình để xin lộc, cũng như báo cáo quan thần linh để vào phía trong đến Bà chúa kho lễ.
Đội ngũ khấn thuê vẫn diễn ra công khai mặc Ban tổ chức đền Bà chúa kho vài phút lại cảnh báo khách thập phương và nghiêm cấm khấn thuê dưới mọi hình thức (Ảnh: Dân Trí) |
Cũng như mọi lần, chị Oanh đặt lễ và tiền lẽ ở 4 ban trong đến Trình. Sau khi khấn bái xong, chị Oanh ra ban thờ ông Hoàng Bơ, nơi đặt rất nhiều quẻ thẻ để khách thập phương rút xem vận mệnh trong năm nay của mình ra sao. Vừa đặt tờ 1.000 đồng vào ban ông Hoàng Bơ, một bà rất đẹp lão, tay và cổ đeo nhẫn với dây chuyền mặt ngọc cực to (người phụ giúp công việc của đền) cau mày: “Chị vừa đặt tờ 1.000 đồng vào đây xin quẻ ấy à. 1.000 mà cũng đòi xin quẻ ”- chị Oanh kể. Rất lấy làm lạ bởi đi lễ, chị Oanh tâm niệm thành tâm là chính chứ đâu nghĩ tới chuyện ít nhiều. Lạ lẫm chị Oanh hỏi “Ơ bà ơi, con tưởng thành tâm là chính mà, vậy phải đặt bao nhiêu mới có thể xin quẻ được ạ”. Bà cụ đáp “Ít nhất là 3.000 hoặc 5.000 nghìn, còn hơn thì tuỳ chứ chả lẽ đặt 500 đồng cũng là tuỳ tâm à”.
Rất bực mình trước thái độ của bà cụ, chị Oanh định nói lại nhưng nghĩ rằng chốn linh thiêng, không nên cãi vã. Sau khi đặt 3.000 đồng xin quẻ, bà cụ có vẻ không hài lòng và không khấn hộ chị. Nói mãi, bà cụ mới khấn với giọng hậm hực. Sau khi xin được quẻ, chị Oanh còn bực mình hơn khi đọc tới phần cầu danh trong quẻ, lỗi chính tả sai quá nhiều “Nực cười chí cả phải tài non” thì quẻ viết là “Lực cười chí cả với tài non”. Nhiều người trong đoàn khuyên chị bỏ qua và giữ tâm sẽ an để tiếp tục hành trình vào đền Bà chúa kho.
Mặc dù Ban tổ chức đền Bà chúa kho đã đặt biển cảnh báo cho khách thập phương như thế này nhưng nhiều người vẫn không để ý (Ảnh: VNE) |
Vừa chen chân “bẹp ruột” mới đến được chỗ các cụ ngồi chiếu phát đĩa cho khách thập phương để sắp lễ dâng bà chúa. Sau khi đặt lễ ở các ban khác nhau trong đền, chị Oanh cố chen chân gần nơi thờ Bà chúa để khấn (theo chị, khấn gần Bà chúa thì bà mới nghe thấy, mới thiêng) thì chị bất ngờ thấy cảnh lộn xộn cãi vã như hàng tôm hàng cá diễn ra. Khấn xong, quay ra hỏi chuyện chị bên cạnh thì chị mới biết, chị Hoa (người vừa cãi nhau) vừa bước chân đến đây thì có người đàn ông đưa cho chị Hoa cái đĩa nhỏ, bảo đặt vài nghìn thành tâm rồi ông ta khấn cho. Nghe thế chị Hoa liền đặt 5.000 nhờ ông khấn hộ (vì đi lần đầu nên chị Hoa không biết đây là đội ngũ khấn thuê mà tưởng là người của ban tổ chức đền Bà chúa kho). Khấn xong, chị Hoa cảm ơn ông và đi, ai dè bị ông giật tay lại đòi tiền khấn. Chị Hoa lúc đó “mắt chữ O mồm chữ A”, không hiểu chuyện gì xảy ra. Người đàn ông kia cứ bắt chị thành tâm nhưng ít nhất cũng phải trả ông 50.000 đồng tiền công khấn. Chị Hoa định không trả bởi thấy vô lý, đã đặt tiền lên đĩa khấn rồi lại còn tiền công khấn ngoài nữa nên không trả. Chút nữa, nếu không có sự can ngăn của nhiều người, chị Hoa đã bị người đàn ông kia tát cho một cái “trời giáng”.
Đây là một vài chuyện chị Oanh đã gặp phải và chứng kiến trong buổi đi lễ tại Bà chúa kho. Còn rất nhiều chuyện như mặc cả tiền sắp lễ, tiền đội lễ thuê…như là “hạt sạn” tại chốn linh thiêng vẫn đang hàng ngày hàng giờ diễn ra.
Trút bỏ nhưng ưu phiền, những toan tính của cuộc sống đời thường, con người đi lễ đầu năm với tất cả tấm lòng thành kính. Đi lễ chùa, đền đầu năm là một nét văn hoá tâm linh đã tồn tại lâu đời của người Việt. Những tưởng chuyện mặc cả, cãi vã nhau chỉ có nơi chợ búa thì nay, những chuyện như thế này đã len lỏi vào cả chốn linh thiêng nơi đền chùa. Đi lễ đầu năm, đâu còn một nét văn hoá tâm linh?
Tình Lê