Song song với việc tiếp tục tìm kiếm dấu vết rùa Hồ Gươm khổng lồ, các cán bộ của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á còn ra sức bảo tồn cá thể rùa thứ 4 được phát hiện ở hồ Đồng Mô. Thậm chí, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á còn tổ chức các giải bóng đá, đua thuyền tranh cúp “rùa Hồ Gươm”… cho nhân dân quanh vùng nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rùa.


Ở hồ Đồng Mô rộng tới 1.400ha này, lúc nào cũng có một đội tuần tra địa phương làm công tác bảo vệ. Các cán bộ Chương trình dựng lều làm đủ các nhiệm vụ trông nom, quan sát, nghiên cứu, xét nghiệm môi trường nước theo định kỳ. Ngoài ra, vài người dân địa phương, là những người đánh cá, từng săn bắt rùa, được Chương trình trả lương hàng tháng để làm nhiệm vụ bảo vệ cá thể rùa này.


Rùa khổng lồ bị bắt được thả về hồ Đồng Mô.

Trận bóng đá tranh giải "Rùa Hồ Gươm" cho Chương trình Bảo tồn rùa châu Á tổ chức.  

Các chuyên gia của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á muốn biến hồ Đồng Mô và khu vực xung quanh thành khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ, nhân giống loài rùa quý. 
Ngoài việc trực tiếp bảo vệ rùa ở hồ Đồng Mô, Chương trình còn tiến hành nhiều việc có ý nghĩa sâu rộng: Tuyên truyền sự hiểu biết và tình yêu với loài rùa.

Các chương trình được lồng ghép vào lớp học để giảng dạy cho học sinh, rồi các trò chơi giúp học sinh có thêm sự hiểu biết về rùa. Thậm chí, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á còn tổ chức các giải bóng đá, đua thuyền tranh cúp “rùa Hồ Gươm”… cho nhân dân quanh vùng nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rùa.

Cụ rùa bị thanh niên sờ đầu khi nổi
Gần 11h trưa, cụ rùa quay lại khu vực đường Đinh Tiên Hoàng, tiến sát gần bờ như định bò lên khu vực kè quanh hồ thì có một thanh niên thò tay chạm vào đầu cụ rùa.
 
'Dị nhân' dự đoán chuyện... chữa trị rùa
Tuy nhiên, theo những tính toán của “dị nhân đuổi mưa” thì phải tới 3 lần mới hầu mong đưa được rùa lên để chữa trị.
 
Những “tâm thư” gửi Ban cứu rùa Hồ Gươm
"Để biết được vị trí của rùa, bắt buộc phải sử dụng biện pháp gắp thiết bị định vị lên cơ thể rùa, đơn giản là 1 cái dây có phao, phức tạp hơn là gắn chíp điện tử, hoặc hệ thống định vị toàn cầu GPS".
 
Hành trình chữa trị rùa Hồ Gươm
Hà Nội khẳng định sẽ bắt được rùa và điều trị, chăm sóc trong thời gian kéo dài 2 năm.

Tham vọng của các chuyên gia nước ngoài này là được sự đồng ý của Nhà nước, biến hồ Đồng Mô thành khu bảo tồn tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế, để bảo vệ cá thể rùa. Tiếp đó, sẽ tiến hành xây dựng, cải tạo từng bước, như phát triển thủy sinh phù hợp, làm bãi cát, đảo nhân tạo để rùa lên phơi nắng, tạo thuận lợi cho việc sinh sản của loài rùa khổng lồ này.

Cùng với việc các nhà khoa học tiến hành bắt cụ rùa Hồ Gươm để chữa trị, thì công tác bảo tồn loài rùa Hồ Gươm cũng là vấn đề đáng quan tâm nhất lúc này của các cán bộ thuộc Chương trình Bảo tồn rùa châu Á.

Theo ông Tim McCormack, Giám đốc Chương trình Bảo tồn rùa châu Á, nếu chỉ trông nom, giữ gìn, bảo vệ rùa ở hồ Đồng Mô, mà không tìm được biện pháp sinh sản, nhân giống, thì coi như công tác bảo tồn thất bại.

Cho đến lúc này, chúng ta chưa biết rùa trong hồ Hoàn Kiếm là đực hay là cái. Giả sử, rùa trong hồ Hoàn Kiếm là cái, thì cũng đã quá già, vài chục năm nay không sinh sản, nên có thể không còn khả năng sinh sản nữa. Ngoài ra, việc ghép đôi hai cá thể rùa trong Hồ Gươm và hồ Đồng Mô cũng là cả một vấn đề, có thể gây ra các cuộc tranh cãi lớn, dai dẳng. Nếu thả rùa Đồng Mô vào Hồ Gươm, rùa Đồng Mô có thể mất mạng, vì không chịu được môi trường ô nhiễm, ngược lại, việc bắt rùa Hồ Gươm lên thả ở hồ Đồng Mô cũng không phải dễ dàng gì. Rùa khổng lồ đã thành biểu tượng thiêng liêng của Hồ Gươm, của Hà Nội, nên không phải thích bắt là bắt đem đi được.

Theo các chuyên gia của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á, trong trường hợp không thể ghép đôi rùa Đồng Mô và rùa Hồ Gươm (vì rùa Hồ Gươm già, vì có thể cùng là giống đực), thì vẫn còn một lựa chọn nữa, đó là ghép đôi rùa đực Đồng Mô với rùa cái của Trung Quốc.

Hiện tại, ở vườn thú Tô Châu vẫn còn 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm được nuôi nhốt trong công viên. Trước đây, Trung Quốc có 5 cá thể nuôi nhốt, nhưng đã chết mất 3 vì môi trường nuôi nhốt không phù hợp. Hai cá thể còn lại gồm một cái, một đực. Cá thể cái còn trẻ, sung sức, đẻ rất khỏe và đều, nhưng cá thể đực thì đã già, chất lượng tinh trùng không đảm bảo, do đó, các cuộc ghép đôi sinh sản đều thất bại. Mỗi năm, cá thể rùa cái đẻ vài trăm trứng, song không hề có trứng nào nở ra rùa con.

Trong tương lai gần, khi các cuộc tìm kiếm thêm cá thể rùa khác thất bại, các chuyên gia của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á sẽ kiến nghị đưa rùa đực ở hồ Đồng Mô sang vườn thú Tô Châu của Trung Quốc để ghép đôi với điều kiện 50% số cá thể rùa non nở thành công sẽ được đưa về Việt Nam nuôi dưỡng và cá thể rùa ở hồ Đồng Mô sẽ được trở lại hồ sau một số năm thực hiện việc ghép đôi nhân giống. Từ những ổ trứng có số lượng lớn được sinh sản của loài này và từ thực tế cá thể cái ở Trung Quốc đã sinh sản, tiềm năng nhân giống bảo tồn loài sẽ rất cao.

Đề xuất nhân giống theo phương pháp này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Trung Quốc. Tuy nhiên, về phía chúng ta sẽ không dễ dàng gì. Việc tiến hành bắt rùa dưới hồ, đem sang Trung Quốc phải được sự đồng ý của các cơ quan Nhà nước, của dư luận nhân dân, chứ riêng Chương trình Bảo tồn rùa châu Á không thể làm được. Nhưng theo ông Tim McCormack, với tình hình hiện tại của rùa Hoàn Kiếm ở Việt Nam, phương án ghép đôi với rùa cái Trung Quốc là rất cần kíp để cứu loài rùa vô cùng quý hiếm này thoát khỏi thảm họa tuyệt chủng.

Đề xuất nhân giống rùa Hoàn Kiếm không được PGS. Hà Đình Đức ủng hộ. Theo ông, rùa Hoàn Kiếm không phải là loài rùa Đồng Mô, không phải là giải, hình thái hoàn toàn khác, nên việc ghép đôi là không thể.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á, ngay cả khi rùa Hoàn Kiếm là loài khác, việc ghép đôi sinh sản với rùa Đồng Mô, hay giải Thượng Hải cũng không có vấn đề gì.

Thậm chí, nếu không ghép đôi rùa ở hồ Đồng Mô được với rùa ở Trung Quốc, hay trong hồ Hoàn Kiếm, thì vẫn còn một cách cuối cùng, đó là phối giống rùa Đồng Mô với một loài rùa gần nhất về mặt gene và di truyền.

Việc ghép đôi hai cá thể không cùng loài, có thể sẽ cho ra đời một số con lai, giống như ghép đôi sinh sản giữa ngựa với lừa sẽ ra con la, hoặc gần loài hơn nữa là cá chép ta lai với chép đỏ sẽ ra chép hồng, chép đỏ, chép ta, chép loang lổ…

Về mặt khoa học, thế hệ F1 đầu tiên, con sinh ra có thể dị dạng, vô sinh, nhưng cũng có thể có con hoàn toàn bình thường và cùng loài với rùa Hoàn Kiếm. Nuôi dưỡng, nhân giống những con bình thường F1, ghép đôi sinh sản sẽ cho ra đời con thuộc lứa F2,F3… Trong các lứa về sau, thể nào cũng có con mang gene thuần với gene bố hoặc mẹ, tức là gene của rùa Hoàn Kiếm.


Các chuyên gia của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đề xuất ghép rùa đực Đồng Mô với rùa cái của Trung Quốc này. Ảnh: Chương trình Bảo tồn rùa châu Á. 

Có thể bảo tồn rùa Hồ Gươm bằng cách nhân giống rùa đực Đồng Mô với loài rùa khác? 
Như vậy, với quan điểm này, nói dại, ngay cả khi cụ rùa Hoàn Kiếm có về giời, hoặc không còn khả năng sinh sản, chỉ còn lại duy nhất rùa Đồng Mô, thì khả năng bảo tồn vẫn có thể thực hiện được. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào tâm và sức của các nhà khoa học.

Có lẽ, việc quyết định cách thức bảo tồn rùa Hoàn Kiếm lúc này rất cần kíp, thay vì chúng ta cứ chìm đắm vào việc tranh cãi về mặt loài, gene. Việc này, các nhà khoa học của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đã tính toán, nghiên cứu cả. Họ thật là những nhà khoa học đáng quý!.

(Theo VTC)