- "Để biết được vị trí của rùa, bắt buộc phải sử dụng biện pháp gắp thiết bị định vị lên cơ thể rùa, đơn giản là 1 cái dây có phao, phức tạp hơn là gắn chíp điện tử, hoặc hệ thống định vị toàn cầu GPS".

Gắn chíp điện tử

Bạn đọc Nguyễn Quốc Văn, du học sinh Việt Nam tại Úc viết những dòng tâm huyết về phương án cứu cụ rùa gửi tới VietNamNet.

Bạn Văn viết: Tôi là một sinh viên đang theo học tiến sỹ ngành công trình tại 1 đại học ở Úc. Ngày nào tôi cũng theo dõi quá trình cứu chữa bệnh cho cụ rùa. Qua VietNamNet, tôi xin được trân trọng đóng góp ý những ý kiến của mình.

Cá nhân tôi thấy những khó khăn mà các cơ quan, tổ chức của Hà Nội đang nỗ lực “vây bắt” cụ rùa Hồ Gươm, gồm có 3 vấn đề: "Bắt" cụ rùa đưa vào "bệnh viện" ở chân tháp; Khám, chữa bệnh cho rùa; Theo dõi quá trình tiến triển, sức khoẻ của rùa.

Sự kiện Hà Nội đang cố đưa rùa Hồ Gươm lên để chữa trị nhưng vẫn chưa thành công đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc quan tâm từ trong và ngoài nước.
 
Việc "bắt" cụ rùa là một việc rất khó khăn hiện nay, đã không thành công trong việc sử dụng lưới thông thường. Để đảm bảo rùa được đưa vào viện một cách nhẹ nhàng, an toàn nên chăng ta hãy theo cách đưa bệnh nhân vào phòng mổ. Đó là sử dụng thuốc mê với liều lượng nhất định.

Theo tôi biết, thuốc mê là vô hại với một cơ thể sống vì thuốc mê làm tê liệt hệ thần kinh, gây buồn ngủ sau một thời gian nhất định. Tiêm thuốc mê cho cụ rùa phải đảm bảo biết được vị trí của rùa rồi dùng biện pháp tiêm từ xa.

“Bắt” cụ rùa theo cách dân gian?
Độc giả Nguyễn Văn Thịnh ở Hà Nội đã gửi đến phương án mà theo anh có thế “bắt” cụ rùa lên một cách khoa học, không tốn kém và tránh được tổn thương thêm cho cụ.
 
Ngụp lặn giữa giá rét tập 'bắt' cụ rùa
Lực lượng đặc công; thuộc Tư lệnh Thủ đô cùng Đội lai dắt rùa Hồ Gươm của Tập đoàn KAT đã tập dượt việc vây lưới ở dưới nước.
 
Cụ rùa bị ném đá khi nổi
Không rõ vì đùa nghịch vô ý thức hay thích “thể hiện”, một vài đối tượng đã dùng gạch đá ném về phía cụ rùa đang bơi...

Để biết được vị trí của rùa, bắt buộc phải sử dụng biện pháp gắp thiết bị định vị lên cơ thể rùa, đơn giản là 1 cái dây có phao, phức tạp hơn là gắn chíp điện tử, hoặc hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Việc gắn thiết bị định vị cụ rùa có thể được thực hiện bằng cách các ca nô đi lại nhẹ nhang trên hồ, tìm được rùa thì tung hệ thống chài, như chài đánh cá, để móc được vào cổ, hoặc chân, hoặc mai rùa

Sau khi định vị được vị trí của cụ rùa thì mới tiêm thuốc mê, sau đó sẽ dùng vó (như vó kéo cá) nâng cụ nổi lên bằng 4 ca nô, 4 góc và đưa vào “bệnh viện”.

Cuối cùng là tại bệnh viện thì việc khám chữa bệnh cho cụ rùa cũng phải sử dụng thuốc mê để đảm bảo ở trạng thái ngủ khi tác nghiệp. Nếu để cụ rùa thức giấc gần con người thì cụ có thể phá phách gây tổn hại thân thể.

Sau khi khám chữa bệnh cho cụ rùa, việc thả lại hồ cần phải được tiến hành khi đã gắn chíp điện tử vào cơ thể cụ. Ví dụ theo tôi được biết có nhiều động vật được gắn chíp như ở nhà máy chăn nuôi lợn của công ty thức ăn gia súc Thái Dương ở Nghệ An sẽ biết được thân nhiệt, cân nặng, lượng thức ăn vào, phân thải ra hàng ngày trên máy tính.

Tôi rất mong việc đón cụ rùa "đi viện" và chữa trị bệnh càng sớm càng tốt, vì với nhiều người, cụ rùa và Hồ Gươm là một cái gì đó thiêng liêng.

Từ tốn và nhẹ nhàng

Trong khi đó, bạn đọc Phúc Nguyên lại bày tỏ suy nghĩ: “Hãy từ tốn và nhẹ nhàng để cứu lấy cụ rùa!”.

Bạn Phúc Nguyên chia sẻ: Việc “bắt” cụ rùa vừa qua, mặc dù đã được thành phố và các ngành rất quan tâm, tạo mọi điều kiện, nhưng đã không thành. Rất nhiều người dân trong và ngoài nước, kể cả những nhà khoa học đã quan tâm, theo dõi và đã ghi nhận những việc làm đó, và cũng thấy rằng: đây là việc làm chưa từng có và khá khó khăn. Nhưng hình như sắp tới đây lại một lần nữa sẽ dùng sức mạnh để bắt bằng được!!!

Tôi cho rằng: May ra sẽ đạt được ý muốn là bắt được cụ rùa! Nhưng sẽ khó đạt được ý muốn cứu được cụ rùa! Khi đó sự chê trách của người dân là khó tránh khỏi!

Tôi hoàn toàn tán thành phương pháp của bác sỹ Hoàng Long mà quý báo đã nêu. Tôi xin góp thêm ý kiến sau :

“Hãy tạo điều kiện sống tốt cho cụ rùa, bảo vệ và "làm quen" trước khi chữa trị”. Cụ thể: Tìm cách “quây” cụ rùa ở giữa hồ bằng lưới mềm, mắt nhỏ, nơi mà mặt nước luôn sạch sẽ (không váng bẩn, giấy, túi ni lông.....). Với lưới dài 150m sẽ quây được trên 1000m2.

Lượng nước trong vòng lưới khoảng 1.000m3. Bên ngoài lớp lưới sợi là lớp ni lông để ngăn cách về cơ bản nước trong vòng lưới và nước ngoài hồ. Nước cấp cho hồ này sẽ bơm vào trong vòng lưới, chỉ cải tạo số nước nơi rùa sống (sẽ được kiểm tra thường xuyên).

Song song với việc đó, chúng ta thả các bẫy rùa tai đỏ ở khu vực ngoài vòng lưới. Thả thức ăn để tạo phản xạ có điều kiện khi cho ăn, từ đó sẽ dần dần làm quen với cụ rùa.

Khi cụ rùa được nuôi trong môi trường nước sạch hơn, được ăn uống tốt hơn, lại không có rùa tai đỏ gặm nhấm chắc chắn sức khoẻ sẽ tốt hơn. Mặt khác, quá trình cho ăn sẽ dần dần quen được với người, khi đó có thể cài thuốc lẫn vào thức ăn (tuỳ các bác sỹ).

Nếu làm được như vậy là đã trực tiếp cứu chữa cho cụ rùa, mặc dù chưa triệt để. Khi thật quen và có thể "sờ mó" được cụ rùa thì mới có khả năng trực tiếp chữa trị được. Ngoài ra, cần làm một sàn gỗ (trên khung thép) diện tích khoảng 3x4=12m2, để trước là cụ lên phơi nắng, sau là nơi nằm chữa trị.

Cụ rùa chỉ được thả ra bơi khắp hồ khi hồ đã được cải tạo triệt để, và sẽ dùng Tháp Rùa là nơi tĩnh dưỡng.

Kế hoạch đưa rùa Hồ Gươm lên Tháp Rùa chữa trị hôm 8/3/2011 của các đơn vị được giao nhiệm vụ đã bất thành. Hà Nội khẳng định sẽ bắt được rùa và điều trị, chăm sóc trong thời gian kéo dài 2 năm. Mời bạn đọc theo dõi quá trình chữa trị rùa Hồ Gươm và gửi ý kiến bày tỏ quan điểm về banxahoi@vietnamnet.vn.


Kiên Trung (tổng hợp)